Ngôi thai: Yếu tố quyết định việc sinh nở
Ngôi thai được phân thành 3 dạng chính: Ngôi đầu, ngôi mông và ngôi ngang. Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, bé sẽ nằm trong bụng mẹ với đầu hướng lên, nhưng từ tuần 35 đến 37, bé sẽ quay đầu xuống để sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy vậy, có những bé vẫn “ngoan cố” giữ nguyên tư thế của mình đến tận ngày sinh.
Một số dạng ngôi thai thường gặp
Ngôi đầu
Ngôi đầu là tư thế thuận lợi nhất để sinh thường. Ở tư thế đầu quay xuống, tùy theo độ ngửa đầu mà bé có các tư thế như ngôi chỏm, ngôi thóp trước, ngôi trán, ngôi mặt. Tuy thuận lợi nhưng các kiểu ngôi trán, ngôi mặt vẫn có thể gây khó khăn cho mẹ lúc sinh vì diện tích tiếp xúc ở phần này lớn và khó đi lọt qua ngã âm đạo. Đặc biệt, nếu thai nhi ngôi mặt và cằm quay về phía lưng của người mẹ thì phải sinh mổ.
Ngôi mông
Đây là ngôi ngược, đầu bé hướng lên, phần mông hoặc chân lọt vào khung chậu của mẹ. Có hai dạng:
– Ngôi mông đủ: Bé có tư thế gần như ngồi xếp bằng trong tử cung. Nếu bác sỹ khám sẽ thấy cả mông và chân bé.
– Ngôi mông thiếu: Bé vắt chân lên cao, bác sỹ chỉ sờ được mông, bé thả chân xuống, chỉ sờ được chân và bé quỳ gối, chỉ sờ được đầu gối.
Không phải trường hợp ngôi mông nào cũng phải sinh mổ. Tùy vào sức khỏe của mẹ và khả năng xoay trở của thai trong quá trình sinh mà bác sỹ sẽ tư vấn cho mẹ giải pháp phù hợp. Ở trường hợp ngôi mông kiểu chân, mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn. Ngoài ra, nếu sinh đôi, tử cung có vết mổ cũ hay con so nặng trên 3kg thì mẹ cũng nằm trong diện chỉ định sinh mổ.
Sinh con ngôi thai ngược
Ở tuần thứ 32 của thai kỳ, nhiều bé vẫn đang ở ngôi ngược, có nghĩa bé vẫn đưa mông về phía tử cung của mẹ. Tuy nhiên, hầu hết sẽ tự quay đầu ở tuần thai thứ 34- 36 để chuẩn bị chào đời. Nếu đến lúc này bé của bạn vẫn chưa chịu quay đầu, bác sĩ sẽ khuyến khích bạn nên sinh mổ
Ngôi ngang
Trong trường hợp nhau thai nằm sấp hay sinh đôi, thai chỉ xoay được giữa chừng nên thường chui nằm ngang hay xiên trong tử cung. Trong trường hợp này, bé không thể qua lọt được khung chậu nên bác sĩ sẽ áp dụng biện pháp sinh mổ.
Trong thời gian chuyển dạ, mẹ có thể áp dụng một số kỹ thuật để tác động đến ngôi thai, giúp việc sinh nở thuận lợi hơn:
-Cố gắng đứng thẳng càng lâu càng tốt, nghiêng người về phía trước khi có các cơn gò.
-Nhờ người massage lưng và đung đưa hông khi có cơn gò để giúp bé đổi hướng.
-Tránh nằm ngửa hay ngồi ghế.
-Nên nằm nghiêng và dạng chân để hông mở rộng.
Mẹo giữ sức để chuyển dạ suôn sẻ
Chuyển dạ có diễn ra suôn sẻ, mẹ tròn con vuông hay không tất cả là nhờ ý thức chuẩn bị của mẹ bầu trước đó. Ăn uống giữ sức thế nào, tham khảo ngay mẹ nhé!
Tuy nhiên, việc tác động đến ngôi thai như trên không phát huy nhiều tác dụng nếu bé ở ngôi chân hay ngôi ngang. Nếu mẹ đang mang thai ở các dạng ngôi thai này, nên khám thai đúng lịch và tìm sự tư vấn của bác sỹ. Trong một số điều kiện thích hợp, các bác sỹ sẽ giúp mẹ thực hiện kỹ thuật xoay ngôi thai.
>> Chủ đề có liên quan từ cộng đồng:
- Ngôi thai chưa thuận
- Em bé xoay người
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.