Nguyên nhân không có tim thai do mẹ hay từ thai nhi?

Share this Post:
40 tuần thai

Thông thường tim thai xuất hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ tuy nhiên, vẫn có trường hợp trễ hơn đến tuần thứ 8 hoặc 10. Việc các bác sĩ không nghe được nhịp tim của thai nhi là một dấu hiệu đáng lo ngại. Theo đó, nguyên nhân không có tim thai có thể nằm trong những lý do sau:

1. Sảy thai (thai chết lưu)

Nguyên nhân không có tim thai hàng đầu chính là việc người mẹ đã bị sảy thai, thai chết lưu nhưng bản thân mẹ lại không biết điều này. Hầu hết, sảy thai xảy ra do những lý do:

  • Nhiễm sắc thể bất thường trong bào thai: Các bất thường về nhiễm sắc thể có thể xảy ra do trứng bị hỏng, chất lượng tinh trùng và trứng kém, bất thường khi phân chia tế bào.
  • Mẹ bị chứng rối loạn đông máu: Hiện tượng này sẽ tạo ra những cục huyết khối, máu đông phát triển trong các mạch máu nhỏ ở nhau thai hoặc dây rốn. Chúng có thể sẽ cản trở sự lưu thông máu từ mẹ đến thai nhi.

Nguyên nhân không có tim thai do mẹ hay từ thai nhi?

Không nghe thấy nhịp đập của thai nhi – Tin sét đánh ngang tai với mẹ

  • Dây rốn quấn cổ: Với những trường hợp nghiêm trọng dây rốn có thể sẽ quấn chặt phần cổ hoặc chân tay. Cắt đứt nguồn cung cấp máu và ôxy cho thai nhi dẫn đến tình trạng ngừng nhịp tim.
  • Thiếu hụt hoormone progesterone: Progesterone rất cần thiết cho quá trình mang thai tuy nhiên lượng progesterone ở mức thấp trong những tuần đầu của thai kỳ có thể ngăn chặn sự trưởng thành và phát triển của thai nhi.
  • Mẹ bị nhiễm trùng: Một số bệnh nhiễm trùng từ mẹ có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi như: Herpes, rubella…
  • Sử dụng chất kích thích: Người mẹ mang thai lạm dụng quá nhiều thuốc lá, uống rượu bia và những chất gây kích thích khác có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm.

2. Rối loạn nhịp tim ở thai nhi

Đây là trường hợp ít gặp nhưng không phải không xảy ra, nhịp tim của thai nhi có thể thay đổi thất thường lúc nhanh, lúc chậm hoặc là ngưng đột ngột trong thời gian ngắn. Do đó, trong quá trình siêu âm thai lúc đầu có thể không thấy tim thai nhưng mẹ cũng không nên quá lo lắng bởi rất hiếm thai nhi bị tử vong do rối loạn nhịp tim.

3. Tính sai tuổi thai

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng để tính toán tuổi thai có thể dẫn đến sự sai lệch. Chẳng hạn, nếu bạn không rụng trứng sau hai tuần khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thì quá trình thụ tinh sẽ diễn ra chậm hơn. Có nghĩa bạn sẽ tính tuổi thai sớm hơn hai tuần so với thực tế. Do đó, khi đi siêu âm bác sĩ có thể sẽ chưa thấy tim thai do thai nhi còn quá nhỏ.

4. Thiết bị siêu âm

Nguyên nhân không có tim thai có thể là do các thiết bị máy siêu âm. Theo đó, siêu âm đầu dò qua ngõ âm đạo sẽ tiếp cận tử cung tốt hơn và đưa ra kết quả chính xác hơn trong thời kỳ đầu mang thai. Siêu âm bụng hoặc ống nghe khó có thể nghe được tim thai khi tuổi thai còn nhỏ. Do đó, bác sĩ có thể sẽ hẹn bạn cho lần tái khám sau để có kết quả chính xác hơn.

Nguyên nhân không có tim thai do mẹ hay từ thai nhi?

Siêu âm thai như thế nào là đúng?
Có nhiều bà mẹ rất thích siêu âm thai để được nhìn ngắm bé yêu của mình trên màn hình, có mẹ còn thích lưu các giấy siêu âm thai lại làm thành nhật ký mang thai. Tuy nhiên, nên hay không nên siêu âm quá nhiều lần như thế?

Làm gì khi không thấy tim thai

Kết luận siêu âm không thấy tim thai quả là tin đau lòng, khiến mẹ đứng ngồi không yên, nhất là những mẹ mang thai lần đầu. Nhưng nếu đang ở tuần thai thứ 6, 7 thì mẹ không nên quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể do còn quá nhỏ nên tim thai chưa xuất hiện, mẹ hãy yên tâm và khám lại vào khoảng 2 tuần sau.

Tuy nhiên, sau 12 tuần mà vẫn không thấy tim thai thì khả năng cao là thai đã bị chết lưu. Trong trường hợp này mẹ nên nhờ bác sĩ cho thực hiện thêm xét nghiệm hCG để biết thai có chết lưu hay không. Nếu chẳng mai thai chết lưu mẹ cần có phương pháp điều trị gấp lấy thai ra ngoài, để không ảnh hưởng xấu đe dọa đến tính mạng người mẹ.

Một khi hiểu rõ được những nguyên nhân không có tim thai sẽ giúp mẹ biết cách bình tĩnh và ổn định tâm lý để xử lý mọi việc. Sẽ không quá lo lắng khi siêu âm sớm chưa có tim thai hay có những biện pháp phòng ngừa, dưỡng thai an toàn hơn cho lần mang thai sau.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: