Nguyên tắc an toàn khi bầu đi ô tô

shape

01 Th01

Cha Mẹ TốtTh01 01, 2020

Nguyên tắc an toàn khi bầu đi ô tô

Vì thế, nhiều bà bầu thường băn khoăn liệu họ có thể di chuyển hay điều khiển ô tô hay không? Câu trả lời là có, nhưng làm sao giữ được an toàn cho mẹ và thai nhi. Dưới đây là 5 nguyên tắc mẹ bầu nên tham khảo và tuân theo để luôn đảm bảo an toàn cho mẹ và con khi di chuyển bằng loại phương tiện này.

1/ Thắt dây an toàn đúng cách

Dù di chuyển bằng phương tiện nào, mẹ bầu phải luôn nhớ thắt dây an toàn đúng quy cách. Điều này có thể khiến bạn không thoải mái nhưng đó chính là nguyên tắc an toàn cơ bản cho mẹ và bé khi đi xa. Việc sử dụng dây an toàn đúng cách bảo vệ tính mạng và giảm bớt nguy cơ bị chấn thương nặng cho cả mẹ và thai trong các vụ tai nạn.

Cách thắt dây an toàn đúng cách:

  • Đeo dây an toàn ở phần vai, vị trí phía trên xương đòn (giữa cổ và phần trên của cánh tay).
  • Phần dây phía đùi đặt thoải mái dưới bụng và đùi trên, càng thấp càng tốt phía, kéo dài từ xương hông bên này qua xương hông bên kia. Không bao giờ để ở trên hoặc ngang bụng.
  • Để phần dây vắt chéo giữa ngực hơi lỏng một chút cho thoải mái. Nếu được, hãy điều chỉnh độ dài của dây vắt chéo cho vừa vặn với bụng bầu của bạn.
  • Không bao giờ để phần dây vắt chéo dưới cánh tay.
  • Đảm bảo rằng dây an toàn thắt vừa vặn, không quá chật cũng không quá lỏng.

Nguyên tắc an toàn khi bầu đi ô tô

Thắt dây an toàn trong thai kỳ làm giảm nguy cơ chấn thương cho thai nhi lên đến 70%

2/ Không nên là người điều khiển xe

Nếu có thể, mẹ bầu không nên điều khiển xe, nhất là khi thai càng ngày càng phát triển và bụng bầu của bạn càng lớn, chạm gần đến tay lái. Bụng bầu sẽ rất dễ bị va đập mạnh với tay lái khi gặp tai nạn. Tốt nhất là bạn không nên tự lái xe khi bụng bầu đã khá to để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai.

3/ Ngồi cách xa tay lái hợp lý

Khi phải điều khiển xe ô tô, khoảng cách giữa ghế ngồi và tay lái càng xa càng tốt (điều chỉnh ở mức xa nhất mà bạn vẫn có thể lái xe an toàn). Vị trí của mẹ bầu và tay lái nên cách ít nhất 25cm. Ngoài ra, hãy chắc chắn tay lái nghiêng về phía xương ức hơn là về phía bụng.

Nguyên tắc an toàn khi bầu đi ô tô

Giữ an toàn cho bé khi đi xe ô tô
Theo nghiên cứu, khi xảy ra tai nạn, việc cho bé ngồi ở ghế trước có thể làm tăng 40% khả năng chấn thương so với ngồi ở phía sau. Thậm chí, ở Mỹ và một số quốc gia khác trên thế giới, người ta còn quy định độ tuổi nhất định khi cho trẻ ngồi ghế trước.

 4/ Tránh nghiêng người về phía trước

Chọn vị trí ngồi và cách ngồi xe cũng là một phương thức giúp các bà bầu cảm thấy thoải mái hơn. Ở vị trí cầm lái, mẹ bầu cần điều chỉnh phần lưng ghế sao cho có thể tựa sát lưng vào với tư thế dễ chịu nhất, đồng thời tiện đạp vào chân ga hay kịp hãm phanh. Điều này cũng sẽ giảm thiểu khả năng mặt và bụng bầu đập mạnh vào tay lái trước khi túi khí kịp bung ra để bảo vệ.

 5/ Luôn thắt đầy đủ các bộ phận của dây an toàn

Dù mẹ bầu là người điều khiển hay hành khách ngồi trên xe, vẫn luôn chắc chắn mình thắt đầy đủ bộ phận của dây an toàn: Bao gồm phần dây vắt ngang và vắt chéo qua người. Không bao giờ chỉ thắt ngang qua hông. Ghế giữa ở hàng ghế sau là chỗ an toàn nhất trong xe, nếu chỗ đó có 1 dây an toàn với đầy đủ bộ phận thì đó chính là lựa chọn an toàn nhất của mẹ bầu đấy.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Có nên đi máy bay khi mới mang thai?
  • Bầu 3 tháng có nên đi ô tô

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc