Nhắc mẹ lịch khám thai 3 tháng cuối

shape

01 Th01

Julia PhạmTh01 01, 2020

Nhắc mẹ lịch khám thai 3 tháng cuối

Tam cá nguyệt thứ ba bắt đầu từ tuần thứ 28 của thai kỳ. Đây là giai đoạn tăng tốc cho cả thai nhi và mẹ để tiến gần đến cái đích được mong đợi bấy lâu: Vượt cạn thành công, mẹ tròn con vuông. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, hoạt động và nghỉ ngơi, mẹ cũng cần lưu ý đến lịch khám thai 3 tháng cuối để theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bé, hạn chế những nguy cơ và biến chứng có thể xảy ra trong giai đoạn này.

Lịch khám thai những tháng cuối có gì khác?

Mẹ nhớ lịch khám thai 3 tháng cuối như sau nhé:

  • Khám thai mỗi 2 tuần một lần từ tuần thai thứ 30, mỗi tuần một lần từ tuần thai thứ 36.
  • Cần phải cân, đo huyết áp, theo dõi phù chân mỗi lần khám thai, ghi nhận cử động thai.
  • Thử nước tiểu mỗi lần khám thai để kịp thời phát hiện sớm bệnh lý tiền sản giật và những biến chứng.
  • Bác sĩ sẽ đo bề cao tử cung, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung để đánh giá độ dài và độ mở của cổ tử cung để kịp thời chẩn đoán và điều trị sớm dọa sinh non. Mẹ cần bình tĩnh và hợp tác với bác sĩ cho những thăm khám này.
  • Siêu âm để đánh giá sự phát triển của thai, bất thường thai nhi, lượng nước ối, xác định vị trí bánh nhau, độ trưởng thành bánh nhau.
  • Từ 35 tuần trở đi, thời gian khám mỗi lần của mẹ bầu sẽ tăng lên do cần đo biểu đồ tim thai và cơn gò.
  • Nếu trong thời gian mang thai, mẹ chưa xét nghiệm máu tổng quát thì đến giai đoạn này, mẹ bầu bắt buộc phải xét nghiệm máu tầm soát bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, giang mai…

Khám thai giúp phòng tránh nguy cơ gì?

Tuân thủ lịch khám thai giúp mẹ kịp thời phát hiện những trường hợp bất lợi cho việc sinh nở. Một số vấn đề có thể xảy ra trong những tháng cuối bao gồm:

Ngôi thai ngược

Thông thường đến tuần 36 các em bé sẽ quay đầu xuống dưới để đi ra dễ dàng hơn, đây là ngôi thai thuận. Tuy nhiên có khoảng 3-4% trường hợp các em bé vẫn ngôi mông hoặc nằm ngang tử cung, gọi là ngôi thai ngược khiến các mẹ lo lắng cho việc sinh thường.

Tuy nhiên, mẹ không cần quá lo lắng. Các bác sĩ sẽ thăm khám và thảo luận với mẹ nên đem bé ra ngoài bằng cách nào để an toàn nhất cho cả 2 mẹ con.

Nhắc mẹ lịch khám thai 3 tháng cuối

Siêu âm trong 3 tháng cuối giúp phát hiện những bất thường của thai nhi

Sinh non

Những em bé ra đời trước tuần 37 được gọi là trẻ sinh non. Trường hợp này có thể xảy ra ở bất kì bà mẹ nào vì nhiều yếu tố. Nếu ở những tháng cuối thai kì, mẹ có những dấu hiệu như cơn co thắt xảy ra thường xuyên, đau thắt ở vùng bụng, xương chậu, âm đạo ra nhớt hồng, ra máu hoặc dịch nhầy cổ tử cung, rò rỉ nước ối, đau thắt lưng, đau lưng, tiêu chảy…thì có khả năng em bé sinh non. Bạn cần đi khám bác sĩ ngay để được tư vấn.

Tiền sản giật

Nếu bạn bị tiền sản giật nhẹ và ổn định, bạn cần làm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ để an toàn cho 2 mẹ con. Với những trường hợp này, mẹ nên hạn chế hoạt động thể lực và tăng cường nghỉ ngơi, theo dõi huyết áp của mẹ, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm và theo dõi tim thai của bé, thường xuyên đề phòng biến chứng.

Thai nhi chậm tăng trưởng

Một số trường hợp đến những tháng cuối nhưng trọng lượng của thai nhi quá nhỏ hoặc suy dinh dưỡng. Điều này mẹ không thể tự cảm nhận được mà cần được bác sĩ siêu âm chẩn đoán. Bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thêm về chế độ dinh dưỡng để bé cải thiện cân nặng.

Nhắc mẹ lịch khám thai 3 tháng cuối

Tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào?
Ngay sau khi quá trình thụ thai diễn ra thành công, bé sẽ phát triển với tốc độ khác nhau ở từng thời kỳ. Tuy nhiên, mẹ có biết tháng cuối thai nhi tăng cân như thế nào không?

Những việc cần làm ở 3 tháng cuối

Ngoài việc khám thai định kỳ đúng hẹn, mẹ nên thực hiện những lưu ý sau:

  • Đếm cử động thai mỗi ngày 3 lần.
  • Tiêm VAT ngừa uốn ván nếu chưa tiêm (tiêm mũi 2 trước sinh ít nhất một tháng).
  • Tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga.
  • Chuẩn bị vật dụng cần thiết cho mẹ và bé để mang đi sinh và sau sinh.
  • Học những lớp chuẩn bị trước sinh (nếu có)
  • Ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước tránh táo bón.
  • Tiếp tục bổ sung canxi, viên sắt, vitamin
  • Mẹ bầu cần ăn uống đầy đủ để đảm bảo sức khỏe cho mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
  • Hạn chế uống đồ uống có ga, trà, cà phê, nên uống nhiều nước
  • Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục và tốt nhất những tuần cuối thì nên kiêng hẳn.

Nhắc mẹ lịch khám thai 3 tháng cuối

Loạt hình ảnh sự phát triển của thai nhi 3 tháng cuối
Sự phát triển của thai nhi 3 tháng cuối diễn ra với một tốc độ chóng mặt. Bé đạt được hầu hết cân nặng của mình trong những tuần cuối cùng. Bé đã có thêm tóc, móng tay và móng chân. Hàng tỷ nơron thần kinh được hình thành... Và rất nhiều bước phát triển bứt phá xảy ra trong tam cá nguyệt cuối cùng.

Ngoài lịch khám thai 3 tháng cuối, nếu thai đã quá 40 tuần, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho con.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc