Nhận diện báo động đỏ từ cơn đau tức bụng dưới

shape

01 Th12

Julia PhạmTh12 01, 2019

Nhận diện báo động đỏ từ cơn đau tức bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai là hiện tượng phổ biến

Ở những tuần đầu tiên của thai kỳ, hầu hết mẹ bầu nào cũng có cảm giác đau hoặc căng tức vùng bụng, nhất là vùng bụng dưới. Đi kèm với cảm giác đau bụng, một số mẹ còn cảm thấy buồn nôn, chóng mặt, và điều này gây hoang mang rất nhiều mẹ bầu, nhất là những người lần đầu làm mẹ.

Thực tế, theo các chuyên gia,  “nàng” trứng là thủ phạm chịu trách nhiệm chính gây nên những cơn đau bụng khó chịu này. Bởi đây là giai đoạn, “nàng ta” đang khá vất vả để tìm cách xây tổ trong tử cung của bạn.

Nhận diện báo động đỏ từ cơn đau tức bụng dưới

Chế độ ăn uống cho bà bầu: Món nào tốt cho hệ tiêu hóa?
Dinh dưỡng khi mang thai cực kỳ quan trọng, nhưng ăn nhiều mà hấp thụ chẳng bao nhiêu hóa ra lại công cốc. Vì vậy, mẹ bầu lúc nào cũng phải chăm sóc hệ tiêu hóa để duy trì sức khỏe bản thân, đồng thời giúp bé cưng trong bụng phát triển toàn diện nhất.

Thậm chí, khoảng tháng thứ 2-3 của thai kỳ, một số mẹ bầu còn phải chịu những cơn đau dữ dội hơn, do dây chằng phải căng ra để phù hợp hơn với sự phát triển đang ngày càng lớn của thai nhi. Cảm giác đau bụng sẽ tăng lên khi mẹ bầu độ ngột thay đổi tư thế, hoặc khi bầu ho hoặc hắt hơi bất ngờ.

Ngược lại, đau bụng khi mang thai ở những tháng cuối thai kỳ lại là “nhắc nhở” để bầu xem lại những thứ mình đã tiêu thụ trong ngày. Nếu bạn ăn quá nhiều, hoặc ăn những thứ “không tốt”, chúng có thể khiến cho hệ tiêu hóa của bạn “đình công” và gây đau bụng. Sự gia tăng dịch vị và một số loại hóc-môn khi mang thai cũng khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị chậm lại, và gây nên một số rối loạn tiêu hóa như khó tiêu, ợ nóng, táo bón..

Nhận diện báo động đỏ từ cơn đau tức bụng dưới

Massage nhẹ nhàng vùng lưng có thể giúp bầu làm dịu những cơn đau vùng bụng dưới

Những trường hợp đau bụng nguy hiểm

– Đau bụng do thai ngoài tử cung thường bắt đầu với những cơn đau một bên bụng rồi từ từ lan khắp vùng bụng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể bị chảy máu âm đạo, đau vai hoặc cảm thấy đau khi vận động… Thai ngoài tử cung nếu không được can thiệp sớm có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ bầu, nghiêm trọng nhất có thể gây tử vong.

– Đau bụng do bị sảy thai hoặc sinh non thường kéo dài từ vài giờ đến ngày và đi kèm với xuất huyết dữ dội. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy sự thay đổi bất thường của dịch tiết âm đạo, cảm giác gia tăng áp lực dưới xương chậu, đau lưng dưới, chuột rút…

Nhận diện báo động đỏ từ cơn đau tức bụng dưới

Kinh nguyệt không đều hay dấu hiệu sảy thai?
Mang thai hóa học là một trường hợp sảy thai sớm ở các mẹ bầu. Thai hóa học xảy ra khi kết quả thử thai là dương tính nhưng vài ngày sau đó, “đèn đỏ” lại xuất hiện. Điều này sẽ làm cho hầu hết các bạn sẽ cảm thấy bối rối và thất vọng, nhất là những ai đang mong có con.

– Nhiễm trùng đường tiểu: Không chỉ đau bụng dưới, những mẹ bầu bị nhiễm trùng tiết niệu thường có cảm giác đau rát khi đi tiểu, đi tiểu ra máu hoặc nước tiểu đục và có mùi hôi.

– Khi đau bụng kết hợp với những triệu chứng như đau đầu nặng, đau, đau bụng trên, mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa, mẹ bầu nên đặc biệt cẩn thận. Bởi đây là những dấu hiệu thường thấy của tiền sản giật, một trong những biến chứng cực kỳ nguy hiểm trong thai kỳ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Phân biệt đau bụng “giả” và đau bụng thật
  • Đau bụng khi mang thai 10 tuần

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc