Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi: Tim thai ngày chuyển dạ
Theo dõi nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi và tim thai trong quá trình chuyển dạ là lời khuyên cần thiết từ các bác sĩ chuyên khoa sản để tránh những biến chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên và ngày bé chào đời.
Quá trình hình thành tim thai và sự phát triển đến tuần 40
Bắt đầu từ ngày thứ 16 của thai kỳ, tim thai hình thành. Lúc này, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Đến cuối tuần thai thứ 5, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn thì một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai.
Mẹ có bắt đầu cảm nhận được nhịp tim thai nhi từ tuần thứ 6-7. Ở một số ít thai nhi, đến khoảng tuần 8-10 của thai kỳ, mẹ mới có thể nghe được tim thai.
Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi cần cần theo dõi cẩn thận trong 3 tháng đầu thai kỳ
Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.
Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng và nhịp đậu trung bình từ 120-160 lần /phút.
Lưu ý khi dùng máy nghe tim thai tại nhà
Khi đến bệnh viện, các mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ ba thường được chỉ định nghe tim thai. Đây là một cách rất chính xác để biết tình trạng sức khỏe thai nhi. Tuy nhiên, máy nghe tim thai lại khó sử dụng và nếu có ý định nghe tim thai tại nhà, mẹ nên đọc qua những thông tin bên dưới nhé!
Nhịp tim thai nhi trong ngày mẹ chuyển dạ
Theo dõi nhịp tim thai nhi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện sớm tình trạng suy thai. Tình trạng suy thai có thể làm giảm nguồn cung cấp ôxy đến cho em bé. Phát hiện sớm có thể sẽ giúp bác sỹ can thiệp kịp thời và dự phòng được các biến chứng như co giật, bại não và thậm chí là tử vong của thai nhi.
3 dấu hiệu nhận biết suy thai
- Có phân su trong nước ối, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc nước ối có màu vàng.
- Nhịp tim thai tăng hoặc giảm đột ngột: Trên 160 lần/ phút hoặc dưới 100 lần/ phút.
- Bất thường ở dây rốn như dây rốn phẳng hay xoắn làm ảnh hưởng đến nhịp tim và lượng ôxy cung cấp cho bào thai.
- Cử động thai hỗn loạn: Lúc đầu cựa mạnh càng về sau càng đạp chậm và sau đó thì ngừng hẳn.
Tim thai khi mẹ chuyển dạ như thế nào là bình thường?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tim thai trong đó có cơ chế sinh lý hay còn được gọi là cơ chế tim mạch. Tuy nhiên, nếu khi thai nhi đủ 40 tuần, nhịp tim vẫn nằm trong khoảng từ 110-160 nhịp/phút là bình thường. Nhịp tim này sẽ duy trì cho đến khi bé chào đời. Bằng việc theo dõi tim thai, các bác sỹ có thể phỏng đoán được một phần tình trạng não của bé.
Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tịp thai nhi cần theo dõi kỹ từng phút
Sau khi tử cung xuất hiện những cơn đau mang tính quy luật thì mạch máu thành tử cung bị chèn ép gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu của bánh nhau làm cho thai nhi nhất thời thiếu dưỡng khí và nhịp tim chậm giảm xuống còn 100-110 lần/ 1 phút. Tuy nhiên sau đó khoảng 15-20 giây, tim thai sẽ trở lại bình thường.
Khi mới bắt đầu hiện những cơn đau dồn đầu tiên, cứ khoảng 1-2 giờ nghe tim thai 1 lần. Cùng với sự tiến triển của quá trình chuyển dạ, các cơn co tử cung mãnh liệt hơn thì việc nghe tim thai có thể được thực hiện liên tục cứ mỗi 15-30 phút/ lần trong suốt giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung đã mở khoảng 5 phân tức là giai đoạn thứ hai, nghe tim thai khoảng 10 phút/lần. Khoảng cashc mỗi lần nghe tim thai ít nhất là 1 phút.
Quá trình sinh con: 3 giai đoạn chuyển dạ và sinh
Quá trình sinh con mỗi người cũng khác nhau theo thể trạng của từng bà mẹ và em bé. Tuy vậy, hành trình vượt cạn này thường sẽ trải qua các giai đoạn chuyển dạ, lâm bồn, chuyển giao giai đoạn, đẩy thai nhi và nhau thai ra ngoài.
Cách theo dõi tim thai
Khi mẹ có dấu hiệu sinh cần được đưa ngay đến bệnh viện và từ lúc này tim thai sẽ được bác sĩ theo dõi bằng cách sử dụng nhiều thiết bị khác nhau:
- Siêu âm Doppler: Là công cụ mà bác sỹ sẽ cầm đầu dò trong tay và đặt đầu dò lên bụng của mẹ. Thiết bị này cho phép truyền được nhịp tim của thai nhi.
- Bác sĩ nghe tim thai bằng ống nghe tim thai.
- Theo dõi điện tim của thai: Sử dụng 2 dải thắt lưng được đặt lên bụng của mẹ. Trong thắt lưng có chứa các thiết bị theo dõi rất nhỏ, và sẽ thường xuyên hoạt động để ghi lại tim thai.
Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi hay nhịp tim trong ngày em bé sắp chào đời đều quan trọng như nhau. Trong suốt quá trình mang thai cũng vậy, dù không bị tác động nhiều nhưng mẹ vẫn luôn cần theo dõi nhịp tim thai như một cách để hỏi thăm sức khỏe của bé yêu.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.