Những điều cần nhớ để bà bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

“Công thức” cơ bản cho sức khỏe bà bầu

Những bà bầu không vận động nhiều trong suốt thai kỳ có khả năng sinh mổ cao gấp 4,5 lần so với các mẹ năng vận động. Mẹ biết không, việc tập thể dục hay vận động trong suốt thai kỳ rất an toàn trong hầu hết các trường hợp. Vận động không chỉ giúp giảm mỏi mệt mà còn mang lại giấc ngủ ngon và duy trì sức khỏe cho cả mẹ và bé, cho mẹ sức bền để dễ vượt cạn trong thời gian tới. Vận động sẽ giúp gia tăng lượng máu đến nhau thai, điều này tốt cho sự phát triển của thai nhi. Để vận động đúng và đủ, trước hết mẹ hãy nhớ những con số đơn giản này: 30 phút mỗi ngày, 4 lần mỗi tuần.

Những điều cần nhớ để bà bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ

Trừ những trường hợp có điều kiện sức khỏe đặc biệt, bà bầu nào cũng cần vận động trong suốt thai kỳ

Gợi ý các hoạt động cho bà bầu theo từng tam cá nguyệt

Trước khi bắt đầu bất cứ hình thức vận động nào, bầu nên trao đổi với các bác sỹ để kiểm tra tình hình sức khỏe bản thân và tìm ra những lựa chọn thích hợp.

Tam cá nguyệt thứ nhất

  • Nếu đã tập thể dục từ trước, hãy cứ duy trì. Nên tránh các hoạt động đòi hỏi rút cả hai chân khỏi mặt đất hoặc dễ gây té ngã như trượt patin hay cưỡi ngựa.
  • Nếu mẹ chưa hoặc rất ít vận động trước đây, đi bộ là một lựa chọn khởi đầu tốt nhất.
  • Lưu ý, không cố gắng hoạt động nhiều trong điều kiện nóng bức. Nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến sự hình thành hệ thần kinh của bé.
  • Trong tam cá nguyệt đầu tiên và trong cả thai kỳ, bà bầu không nên tập các động tác nhằm hạn chế sự tăng trưởng của vòng bụng.
    Những điều cần nhớ để bà bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ

    Làm mới bài tập đi bộ khi mang thai
    Bài tập đi bộ là một trong những hình thức vận động hoàn hảo nhất cho phụ nữ mang thai. Nhưng đừng lặp đi lặp lại một cách nhàm chán mà hãy đổi mới để mỗi lần tập luyện là mỗi lần bạn cảm thấy nguồn năng lượng và niềm vui mới nhé

Tam cá nguyệt thứ hai

  • Hãy tiếp tục những bài tập mà mẹ quen thuộc. Vận động đều đặn sẽ giúp mẹ giảm cảm giác mệt mỏi.
  • Giữ cường độ vận động trong sức mình, không bao giờ để bản thân vận động đến mức khó thở hay phải thở hổn hển. Lượng oxy trong cơ thể mẹ lúc này rất quan trọng, không chỉ với mẹ mà còn với cả bé nữa.
  • Tránh những động tác đòi hỏi mẹ phải nằm ngửa quá lâu. Từ tam cá nguyệt này, tư thế nằm nghiêng sang bên trái được xem là cách nằm tốt nhất cho bà bầu, vì nó giúp đảm bảo lưu lượng máu và oxy đến nhau thai.
  • Tạm biệt các động tác gập bụng vì chúng chẳng có lợi ích gì cho mẹ kể từ tam cá nguyệt này. Hãy tránh tạo áp lực đến phần bụng vì điều này có hại cho sự phát triển của thai nhi.

Tam cá nguyệt thứ ba

  • Những hoạt động thích hợp nhất với bà bầu trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ gồm có: bơi lội, khiêu vũ và đi bộ hoặc yoga. Lưu ý, hãy tiến hành một cách thật nhẹ nhàng.
  • Nếu mẹ vào phòng gym để tập, thì những động tác như đạp xe và kéo dây ở mức độ vừa phải vẫn là lựa chọn an toàn trong tam cá nguyệt này.
  • Luôn chú ý đến cảm giác của bản thân. Nếu mẹ vẫn thoải mái, hãy tiếp tục. Nếu mệt hoặc khó chịu, nên dừng luyện tập và thử tìm kiếm các lời khuyên.
  • Lưu ý, luôn uống đủ nước khi tập luyện.
    Những điều cần nhớ để bà bầu khỏe mạnh suốt thai kỳ

    Đừng lơ là những bài tập 3 tháng cuối!
    Sự gia tăng "đột biến" về cân nặng trong 3 tháng cuối khiến bầu trở nên "ì ạch" hơn và tất nhiên, cảm giác lười biếng khi nghĩ đến những bài tập thể dục là điều không thể tránh khỏi. Bên cạnh đó, cảm giác lo sợ con có thể bị tổn thương khi mẹ tập thể dục cũng là nguyên nhân khiến nhiều người...

Thêm niềm vui cho mỗi lần tập luyện

Với thân hình ngày càng tròn trịa hơn, nặng nề hơn, thật không dễ để các mẹ bầu có thể duy trì nhịp vận động trong suốt cả thai kỳ, dù đã biết trước những lợi ích của thể dục thể thao như: giúp giảm đau đầu, giảm phù nề, tăng cường sức mạnh vùng chậu và giảm chuột rút hay mỏi cơ. Vậy thì, hãy thử đặt ra vài tiêu chí thú vị cho việc luyện tập nhé:

  • Mẹ sẽ cùng luyện tập với ai: Nếu một cánh én không làm nên mùa xuân thì mẹ hãy thử rủ rê “người bạn thân chung giường” của mình là bố, hoặc tham gia vào một hội nhóm các bà bầu yêu thể dục.
  • Mẹ tập luyện ngày nào, giờ nào: Duy trì một lịch cố định để tạo thành thói quen, mẹ sẽ không còn ngại ngần việc phải tập luyện nữa. Nếu không có lịch cố định, mẹ hãy cố gắng chọn ra 3 – 4 ngày thuận lợi nhất trong tuần và tìm một khung giờ thoải mái nhất cho mình.
  • Mẹ chọn loại hình vận động nào: Nếu chưa biết mình phải làm gì, hãy thử đi bộ, yoga và khiêu vũ. Ba hình thức vận động này rất thích hợp cho các mẹ bầu. Mẹ cũng có thể đến các trung tâm thể dục thể thao để được tư vấn.
  • Mẹ sẽ tự thưởng cho mình như thế nào: Thỉnh thoảng, một chút nuông chiều bản thân sau giờ tập như đi đến nơi massage bà bầu hay hẹn hò cùng hội bạn thân sau giờ tập sẽ giúp mẹ có thêm động lực.

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: