Những lưu ý phụ nữ béo phì khi mang thai cần biết

shape

30 Th09

Cha Mẹ TốtTh09 30, 2019

Những lưu ý phụ nữ béo phì khi mang thai cần biết

Hầu hết các bé do các người mẹ thừa cân và béo phì đều được sinh ra khỏe mạnh. Nhưng thừa cân và béo phì trong thai kỳ có thể gây các vấn đề sức khỏe cho bé

Thừa cân và béo phì trong thời gian mang thai
Các biến chứng khi mang thai có thể cần đến sự chăm sóc y tế đặc biệt, trong đó các vấn đề thường gặp là thiếu máu, tiểu đường và chảy máu. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm.

Để biết bạn có thừa cân hay béo phì, cần phải kiểm tra chỉ số cơ thể (BMI) trước khi mang thai. BMI được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao của bạn.

Chỉ số cơ thể (BMI) = Cân nặng (kg)/(Chiều cao (m) x Chiều cao (m))

Nếu BMI từ 25 đến 29,9 trước khi mang thai, bạn thừa cân. Theo thống kê, tại Mỹ khoảng 66% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (15 đến 44 tuổi) là thừa cân.

Nếu BMI từ 30 trở lên trước khi mang thai, bạn bị béo phì. Có khoảng 25% phụ nữ là béo phì.

Các biến chứng khi mang thai mà thai phụ thừa cân hay béo phì có thể gặp
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, nhiều khả năng bạn sẽ gặp các vấn đề y khoa hơn những phụ nữ mang thai có cân nặng khỏe mạnh. Càng thừa cân nhiều, rủi ro càng cao. Những rủi ro này bao gồm:

  • Vô sinh: không thể có thai
  • Sẩy thai: em bé chết trong tử cung trước 20 tuần của thai kỳ
  • Thai chết lưu: khi em bé chết trong tử cung trước khi sinh nhưng sau 20 tuổi của thai kỳ
  • Huyết áp cao và tiền sản giật: một dạng cao huyết áp mà chỉ phụ nữ mang thai mới bị. Nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho người mẹ và em bé.
  • Tiểu đường thai nghén: bệnh tiểu đường mà một số phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai.

Các biến chứng trong quá trình đau đẻ và sinh, bao gồm cả việc em bé rất to (được gọi là to so với tuổi thai) hoặc cần mổ lấy thai.

Một số các vấn đề này như tiền sản giật có thể tăng nguy cơ sinh non. Sinh non là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Như thế là quá sớm và có thể gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bé.

Thai phụ thừa cân và béo phì có gây ảnh hưởng đến bé không?
Hầu hết các bé do các người mẹ thừa cân và béo phì đều được sinh ra khỏe mạnh. Nhưng thừa cân và béo phì trong thai kỳ có thể gây các vấn đề sức khỏe cho bé:

  • Dị tật bẩm sinh, bao gồm cả các khuyết tật ống thần kinh (NTD). NTD là những dị tật bẩm sinh của não và cột sống.
  • Sinh non.
  • Thương tích, như trường hợp đẻ khó do kẹt vai (khi vai thai nhi kẹt phía sau xương mu của mẹ sau khi đã sổ đầu) trong khi sinh vì em bé to
  • Chết sau khi sinh.
  • Béo phì trong thời thơ ấu.

Bạn cần làm gì trước khi sinh để tăng cơ hội có một thai kỳ và sinh bé khỏe mạnh?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là kiểm tra y tế trước khi bạn mang thai. Bác sĩ có thể giúp bạn bằng nhiều cách để có chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện. Những điều này có thể giúp bạn giảm cân trước khi mang thai.

Chú ý chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn được hợp lý, phù hợp với độ tuổi, cân nặng, chiều cao và hoạt động thể chất của bản thân.

Bạn cần làm gì trong thai kỳ để tăng cơ hội có một thai kỳ và sinh bé khỏe mạnh?

Những lưu ý phụ nữ béo phì khi mang thai cần biết

Một chế độ ăn hợp lý trong thai kỳ sẽ hạn chế tình trạng béo phì

Tiến hành chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thường xuyên và sớm. Tham gia mọi buổi hẹn kiểm tra sức khỏe, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh.

Hỏi bác sĩ bạn cần tăng cân bao nhiêu trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thừa cân nên tăng từ 7 đến 11kg trong suốt thai kỳ. Phụ nữ béo phì nên tăng khoảng từ 5 đến 9kg trong suốt thai kỳ. Đừng cố giảm cân trong thời gian mang thai.

Không ăn kiêng trong thời gian mang thai. Việc ăn kiêng có thể làm giảm lượng dưỡng chất mà bé cần cho sự phát triển và thể chất. Bạn có thể tiếp tục gặp chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ “lên kế hoạch” cho bữa ăn.

Tập luyện mỗi ngày. Nhưng bạn cần báo cho bác sĩ biết trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào. Đi bộ, bơi, đạp xe hay tham gia các lớp thể dục nhịp điệu hoặc yoga cho thai phụ đều là các bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai.

Phẫu thuật giảm cân có giúp giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai không?
Câu trả lời là có. Hàng năm có khoảng 50.000 phụ nữ tại Mỹ làm phẫu thuật giảm cân. Phụ nữ đã giảm cân sau phẫu thuật giảm cân thường ít gặp các vấn đề về sinh sản hơn các phụ nữ béo phì không thực hiện phẫu thuật giảm cân. Các phụ nữ làm phẫu thuật giảm cân cũng ít có các biến chứng khi mang thai như tiểu đường và huyết áp cao. Và con của những phụ nữ này cũng ít sinh non hay bị dị tật bẩm sinh hơn.

Nếu bạn thực hiện phẫu thuật giảm cân, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên chờ ít nhất 1 năm sau khi phẫu thuật mới có thể mang thai. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể sụt cân rất nhanh trong suốt năm đó. Nếu bạn có thai ở thời điểm này, việc tụt cân nhanh chóng có thể gây nhiều vấn đề cho con bạn.

Tuy không thông dụng nhưng phẫu thuật giảm cân có thể gây các biến chứng thai kỳ cho một số phụ nữ. Nếu bạn từng làm phẫu thuật giảm cân, hãy báo cho bác sĩ phẫu thuật của bạn ngay nếu bạn thấy đau ở bụng trong suốt thai kỳ. Bạn có thể sẽ cần kiểm tra tắc ruột hay các vấn đề tương tự.

Hãy nhớ rằng bạn không cần phải làm phẫu thuật giảm cân để giảm cân. Chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên luyện tập và những thay đổi về lối sống khác có thể giúp bạn giảm cân mà không cần phải phẫu thuật. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các kế hoạch mang thai và phẫu thuật giảm cân có thể ảnh hưởng đến điều đó như thế nào.

Linh Lan

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc