Những thắc mắc của mẹ trong quá trình sinh con

shape

30 Th11

Cha Mẹ TốtTh11 30, 2019

Những thắc mắc của mẹ trong quá trình sinh con

>>> 5 điều mẹ không mong đợi khi sinh con

>>> Các nhóm chất tốt cho khả năng sinh con

1. Những dấu hiệu chuyển dạ là gì?

Khi những cơn co thắt của bạn bắt đầu lâu hơn, mạnh hơn và đến sau mỗi 5 phút là bạn đang có dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn rồi đấy! Thông thường mỗi lần sẽ co thắt từ 40 – 60 giây nhưng một số sản phụ sẽ co thắt nhiều và liên tục hơn trong giai đoạn này.

2. Kỳ chuyển dạ thường kéo dài bao lâu?

Thật khó để có thể xác định được khi nào giai đoạn chuyển dạ bắt đầu. Do đó, không hề dễ để nói chính xác giai đoạn này thường kéo dài bao lâu. Thậm chí, sau khi sinh xong cũng chưa thể xác định được việc chuyển dạ kéo dài bao lâu. Thời lượng cho quá trình chuyển dạ rất đa dạng và phụ thuộc phần lớn vào độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu lâm bồn và mức độ đều đặn cùng độ mạnh của các cơn co thắt.

Với lần đầu sinh con, nếu cổ tử cung của bạn không chịu mỏng đi hoặc giãn ra để sẵn sàng sinh nở, giai đoạn này có thể mất từ 6 đến 12 giờ, tùy mỗi thai phụ mà nó có thể dài hơn hoặc ngắn hơn. Nếu cổ tử cung đã mở rất tốt hay đây không phải là lần sinh đầu tiên của bạn, thời gian có thể rút ngắn đi nhiều.

>>> Xem thêm: Video về cảnh bé ra khỏi bụng bằng cách sinh mổ

3. Bé ra đời như thế nào?

Sự di chuyển xuống dưới của bé có thể diễn ra nhanh chóng ở giai đoạn cuối của quá trình sinh con. Tuy vậy, đối với việc sinh con lần đầu, việc này diễn ra chậm hơn. Qua từng cơn co thắt, lực ép lên tử cung kết hợp với lực ép trên cơ bụng của bạn. Nếu bạn đang tích cực rặn đẩy tự nhiên sẽ gây sức ép làm cho bé tiếp tục di chuyển xuống dưới qua đường sinh.

Đầu em bé vẫn tiếp tục đi xuống phía dưới cùng với mỗi lần bạn dùng lực đẩy bé xuống cho đến khi đầu bé lọt ra ngoài. Đây cũng là lúc phần rộng nhất của đầu bé được nhìn thấy. Sau khi đầu em bé xuất hiện, bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn sẽ kéo bé ra dần dần rồi lần lượt hút chất nhầy trong mũi và miệng cho bé. Sau đó, họ kiểm tra xem dây rốn có quấn cổ bé hay không. Nếu dây rốn quấn xung quanh cổ của em bé, bác sĩ sẽ kéo nó qua đầu bé. Nếu cần, họ sẽ kẹp và cắt nó.

4. Giai đoạn sinh con sẽ kéo dài bao lâu?

Toàn bộ giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Nếu không dùng cách gây tê ngoài màng cứng, thời gian trung bình là gần một giờ cho lần sinh con đầu tiên và khoảng 20 phút nếu bạn đã từng sinh qua ngã âm đạo trước đó. Nếu bạn lựa chọn gây tê ngoài màng cứng, giai đoạn này thường kéo dài lâu hơn.

5. Chuẩn bị gì khi sinh thường?

Bạn có thể tìm một bác sĩ hoặc y tá hướng dẫn sinh con để hướng dẫn bạn những cách thức thở và rặn khi sinh. Họ cũng giúp bạn hiểu thêm về những gì sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ. Những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu rõ giá trị và cách kết hợp các động tác cơ thể.

Nếu có kế hoạch sinh thường, cũng nên lưu ý rằng cho dù bạn chuẩn bị tốt như thế nào, tự tin như thế nào, sinh thường cũng có thể quá sức với bạn. Bạn có thể cần sự can thiệp của thuốc men khi không kiểm soát được cơn đau của mình một cách tự nhiên, hoặc quá trình chuyển dạ của bạn lâu hơn và đau hơn bạn tưởng

6. Khi nào bạn nên sinh mổ?

Theo thống kê, khoảng 40-60% sản phụ Việt Nam sinh con theo phương pháp sinh mổ. Đa số trường hợp do được bác sĩ chỉ định mổ đẻ hoặc theo yêu cầu của thai phụ từ đầu nhưng cũng có những trường hợp buộc thai phụ phải mổ đẻ lúc lâm bồn vì những chuyển biến không như dự đoán.

7. Một ca sinh mổ sẽ diễn ra như thế nào?

Sau khi các bác sĩ nối ống truyền tĩnh mạch và cả một ống thông đường tiểu để dẫn nước tiểu ra trong quá trình phẫu thuật, bạn sẽ được tiêm gây tê ngoài màng cứng hay gây tê cột sống, khiến nửa dưới cơ thể bị tê đi nhưng đầu óc vẫn tỉnh táo và nhận biết được xung quanh.

Bác sĩ sẽ rạch một đường qua màng bụng và tử cung để lấy em bé ra, đưa đến gần để bạn có thể nhìn thấy bé trước khi chuyển bé sang cho y tá. Bé sẽ được cắt nhau, kiểm tra sức khỏe bước đầu. Việc khâu vết mổ sẽ mất thời gian hơn lúc lấy bé ra, có thể kéo dài tới 30 phút. Khi ca phẫu thuật hoàn tất, bạn sẽ được đưa về phòng hồi sức.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc