Phòng sinh phải chăng là nỗi sợ vô hình của hôn nhân?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Phòng sinh phải chăng là nỗi sợ vô hình của hôn nhân?

Mang thai không chỉ là hạnh phúc được làm mẹ mà còn là hành trình đối diện với những biến đổi tâm lý từ người con phụ nữ được cưng chiều bản thân tới việc phải chăm lo cho một sinh linh bé nhỏ. Thêm vào đó là ốm nghén, là khó ngủ là tiểu đêm… ảnh hưởng tâm trạng mẹ. Tới phòng sinh là những cơn đau gò khi cổ tử cung sắp mở, nhiều mẹ không chịu đựng được và yêu cầu sinh mổ.

Phòng sinh phải chăng là nỗi sợ vô hình của hôn nhân?

Phòng sinh không phải là “nấm mồ” chôn hôn nhân

Phải là người đang nằm trên băng ca lạnh ngắt ở phòng sinh, phải là người trực tiếp gánh chịu những lần đau gò chỉ muốn ngất đi mới có thể hiểu và cảm thông. Đau đẻ không giống với bất kỳ cơn đau nào khác. Chính vì vậy việc một sản phụ Trung Quốc nhảy lầu tự sát khi đã cận kề giây phút được gặp con càng làm dư luận thêm bàng hoàng.

Mấy ai hiểu được nỗi đau đẻ!

Trở lại câu chuyện về sản phụ Trung Quốc, nói về nguyên nhân nhảy lầu, đến nay, bệnh viện và người nhà mỗi người lại giải thích một kiểu khác nhau. Bệnh viện thì cho rằng do sản phụ quá đau đớn không thể chịu được, hai lần cầu xin gia đình cho phép mổ, thậm chí còn quỳ xuống cầu xin. 

Phía bệnh viện cũng đưa ra giấy cam kết mà người chồng đích thân ký vào với nội dung: ” Đã nắm rõ tình hình, yêu cầu sinh thường, có thể truyền thuốc kích thích cổ tử cung mở, chấp nhận trường hợp ngoài ý muốn.”

Về phía gia đình nói không hề có chuyện không đồng ý mổ, tất cả đều là do trách nhiệm của bệnh viện. 

Tình huống giả định đặt ra: Nếu thực sự gia đình quyết tâm cho sản phụ sinh mổ và bệnh viện không chấp nhận, sự việc có thể làm lớn lên Ban giám đốc hoặc lập tức cho sản phụ chuyển viện. Chuyện chỉ là muốn hay không! 

Nếu đã từng là mẹ, từng nâng niu thai nhi từng thời khắc thì lựa chọn tự sát thực sự là tuyệt vọng, không nơi bám víu và không ai thấu hiểu. Người thân, đặc biệt là chồng đóng vai trò quan trọng trong quá trình sinh con của chị em. Lúc này, ở đâu? Dù chỉ là một lời động viên nhưng nó có thể cứu vãn một sinh mạng, một cuộc hôn nhân ngõ cụt!

Phòng sinh phải chăng là nỗi sợ vô hình của hôn nhân?

Quá trình sinh con: 3 giai đoạn chuyển dạ và sinh
Quá trình sinh con mỗi người cũng khác nhau theo thể trạng của từng bà mẹ và em bé. Tuy vậy, hành trình vượt cạn này thường sẽ trải qua các giai đoạn chuyển dạ, lâm bồn, chuyển giao giai đoạn, đẩy thai nhi và nhau thai ra ngoài.

Khi nào mẹ cần phải sinh mổ

Thông thường, mổ lấy thai chỉ được sử dụng cho những trường hợp sau đây:

  • Xương chậu hẹp, thai nhi bị biến dạng hoặc quá lớn so với xương chậu của mẹ
  • Có nhiều bào thai cùng một lúc
  • Chảy máu rất nhiều trước khi sinh
  • Bị huyết áp thai kỳ nặng, huyết áp lên cao không thể điều chỉnh bằng thuốc được gây nguy hiểm cho mẹ và con
  • Bị bệnh tim khi đang mang thai
  • Thai nhi bị kém phát triển trong tử cung, quá ít nước ối, có dấu hiệu suy thai
  • Vị trí của thai nhi không đúng
  • Dây rốn bị phá vỡ sớm
  • Tim thai không tốt
  • Các vấn đề liên quan đến nhau thai
  • Những lý do khác như mẹ bầu từng có tiền sử sinh khó, thai nhi chết trong tử cung nhiều lần…

Ngoài ra, nếu mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, bệnh cao huyết áp, u nang buồng trứng, bệnh thận… thì cũng nên cân nhắc chọn lựa phương pháp sinh mổ để tránh những rủi ro có thể gặp phải khi sinh nở.

Vượt cạn nên là khoảnh khắc đáng nhớ

Đây chính là cách người chồng chia sẻ với vợ cơn đau đẻ cũng như thấu cảm hơn những gì mà người vợ phải hi sinh để có một thiên thần nhỏ cho cả gia đình.

Phòng sinh phải chăng là nỗi sợ vô hình của hôn nhân?

Khi vượt cạn cần có sự đồng hành của ông xã hơn bao giờ hết

Hiện nay có nhiều bệnh viện cung cấp dịch vụ sinh gia đình. Khi bạn vào phòng chuẩn bị sanh thì chị có thể chọn 1 trong những người thân của mình để cùng trải qua cuộc vượt cạn. Đó có thể là mẹ, là chồng. Chi phí tại các bệnh viện công cũng không quá đắt đỏ, các cặp vợ chồng hoàn toàn có thể chủ động.

Phòng sinh từ lâu đã được mặc định là nơi chỉ dành cho chị em sinh nở, nhưng nay đã khác, các ông chồng có thể cùng vợ cạn. Và đó vốn không phải là “nấm mồ” của hôn nhân. Nếu có sự đồng cảm của chồng, đó là nơi trải qua những cung bậc cảm xúc tuyệt vời nhất!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc