Phụ nữ có thai nên ăn gì trong 3 tháng đầu cho "mẹ tròn con vuông"?
3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng với bà bầu vì đây là giai đoạn thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan quan trọng của cơ thể. Tuy nhiên nó cũng là thời gian, thai phụ bị ốm nghén nhiều nhất và dễ sảy thai nhất. Các mẹ bầu chú ý chú ý ăn uống các thực phẩm phù hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho thai nhi phát triển an toàn.
Mẹ bầu nên ăn thế nào trong 3 tháng đầu để ăn 1 bổ 2
Tam cá nguyệt thứ nhất là giai đoạn khá khó khăn với những phụ nữ lần đầu mang thai vì họ bị nghén, ăn không được, ói… Trong khi đó dinh dưỡng hấp thụ vào cơ thể bé chưa nhiều. Bà bầu chỉ cần duy trì mức năng lượng bình thường.
Bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn trong ngày thành nhiều bữa (5 -6 bữa) để tránh hiện tượng nôn và buồn nôn do ốm nghén. Mẹ có thể bổ sung thêm thuốc bổ (sắt, acid folic, B12) để tránh suy dinh dưỡng bào thai.
Lời khuyên cho chị em đang có chung thắc mắc “phụ nữ có thai nên ăn gì?” là nên tạm hoãn những sở thích ăn uống những thực phẩm không tốt cho bé hoặc cho chính mẹ lúc mang bầu. Vì ăn vào ngon miệng một người mà tới hai người “khổ”.
Tùy trường hợp, nếu cần dù mẹ không muốn ăn nhưng cũng phải cố ăn để cho bé yêu trong bụng có đầy đủ dưỡng chất. Bên cạnh đó, thai phụ nên cân nhắc và lựa chọn thực phẩm xanh, sạch, tốt cho bé cũng như cho mẹ cùng quá trình chuyển dạ.
Mẹ nên chú ý ăn các thực phẩm tốt cho cả mẹ và bé hơn là khẩu vị cá nhân
Đi tìm đáp án cho câu hỏi phụ nữ có thai nên ăn gì
3 tháng đầu thai kỳ cũng là giai đoạn tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhất trong suốt 9 tháng 10 ngày của mẹ. Đặc biệt, đây là lúc thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển giác quan cùng các cơ quan trọng của cơ thể.
Nếu không được ăn uống và bổ sung dưỡng chất đầy đủ, thai nhi có thể bị các dị tật bẩm sinh nguy hiểm. Dưới đây là những dưỡng chất mẹ bầu cần bổ sung khi mới mang thai:
Axit folic: Nó có vai trò ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi, đặc biệt trong giai đoạn đầu mang thai. Mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 400 mg folate trong thực đơn mỗi ngày.
Những thực phẩm giàu axit folic là: gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, rau xanh, đậu lima, đậu Hà Lan, đậu nành, cà rốt, cà chua, chuối, cam, chanh, bưởi…
Sắt: Bổ sung thêm sắt giúp cơ thể sản sinh thêm lượng hồng cầu cho cơ thể, giúp hạn chế tình trạng mệt mỏi khi mang thai. Mẹ bầu nên ăn nhiều thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, rau dền, bánh mì nguyên hạt và ngũ cốc…
Canxi: Cần thiết cho quá trình phát triển xương và răng của thai nhi. Canxi thường có nhiều trong tôm, cua, hải sản, sữa cùng các chế phẩm từ sữa…
Protein: Mỗi ngày bé cưng cần 70g protein trong chế độ dinh dưỡng của mẹ để phát triển khỏe mạnh. Thịt gia cầm, cá, ngũ cốc, trứng, các loại hạt họ nhà đậu, các chế phẩm từ sữa, đậu nành, lúa mì, lúa mạch… là những thực phẩm rất dồi dào chất đạm.
Vitamin và khoáng chất: Không chỉ cung cấp dưỡng chất cho mẹ mà vitamin và khoáng chất còn loại bỏ các hiện tượng xấu như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, sạm da, rạn da…, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ trong quá trình mang thai.
Một số loại rau xanh và trái cây giàu vitamin mẹ bầu không nên bỏ qua là cải bó xôi, rau chân vịt, súp lơ, bắp cải, cam quýt, bưởi, táo, nho…
Giải pháp cho các mẹ bị ốm nghén
Thời gian đầu mang thai, do sự thay đổi hormone trong cơ thể mà mẹ bầu sẽ gặp các triệu chứng ốm nghén như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn. Mẹ bầu có thể uống trà gừng ấm vào sáng sớm để giảm các triệu chứng này. Nếu không ăn được nhiều, cố gắng uống sữa, ăn hoa quả.
Hoa quả sẽ giúp mẹ đỡ bị ốm nghén và bổ sung vitamin
Những thực phẩm chữa chứng ốm nghén khi mang thai hữu hiệu là các loại trái cây như cam, chanh, dưa hấu, bánh quy, gừng… Ngoài ra các loại quả khô như: đậu phộng, hạt dưa, trám, ô mai… cũng rất tốt cho cơ thể.
Những thức ăn đồ uống nên tránh xa vạn dặm
Khi mới tượng hình thai nhi dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài nhất. Do đó muốn con có một môi trường phát triển an toàn, các mẹ chú ý không dùng hoặc hạn chế càng ít càng tốt những thực phẩm sau nhé:
- Rượu, bia, cafe, chè… chứa chất cồn, caffein, các loại nước uống có ga đều được khuyến cáo không nên sử dụng khi mang thai 3 tháng đầu.
- Các loại thức ăn, đồ uống ngọt, chứa nhiều đường dễ làm tăng nguy cơ tiểu đường.
- Giảm bớt các loại gia vị như ớt, hạt tiêu, tỏi, giấm… đặc biệt là các loại gia vị cay.
- Không ăn thức ăn tái sống, chưa tiệt trùng.
- Không ăn các loại thực phẩm có thủy ngân như cá mập, cá kiếm, cá ngừ…
- Hạn chế các thực phẩm quá nhiều chất béo và cholesterol.
- Loại bỏ thực phẩm chiên xào, và đóng hộp
- Tránh ăn những thực phẩm làm gia tăng nguy cơ sảy thai như đu đủ xanh, mướp đắng, dứa, nhãn, rau ngót, rau răm…
Bà bầu nên ăn hoa quả gì: Chăm chỉ ăn hồng xiêm tặng "tá" lợi ích cho thai nhi
Hè 2018 đến thật rồi! Đây là thời điểm thắc mắc bà bầu nen ăn hoa quả gì được tìm kiếm nhiều trên Google. Có rất nhiều trái cây ngon miệng, mẹ có thể thoải mái lựa chọn. Nhưng nhớ đừng bỏ qua hồng xiêm để tặng cho thai nhi hàng "tá" lợi ích nhé!
Đối với chị em mang thai lần đầu, giai đoạn 3 tháng mới mang thai thật lạ lẫm và đầy lo âu. Ngoài việc chú ý phụ nữ có thai nên ăn gì, mẹ cũng cần chuẩn bị một tâm lý vững vàng, vui vẻ và tinh thần thật tốt. Như vậy mới có thể chuẩn bị những điều tốt nhất cho con yêu của bạn.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.