Phương pháp giục sinh khi chậm “lâm bồn”: Mẹ đã hiểu rõ?
Đã quá ngày dự sinh nhưng mẹ vẫn chưa thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào? Có lẽ đây là lúc thích hợp để bạn tìm hiểu về phương pháp giục sinh. Giục sinh là gì? Tất cả những điều cần biết về phương pháp này sẽ được MarryBaby cập nhật trong bài viết sau. Đừng bỏ lỡ nhé!
Nội dung bài viết
- Phương pháp giục sinh là gì?
- Quá trình giục sinh thực hiện thế nào?
- Kinh nghiệm giục sinh tự nhiên khi thai quá ngày liệu có đáng tin?
Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn quá trình vượt cạn của mình diễn ra suôn sẽ, tự nhiên. Tuy nhiên, vì một số lý do, bác sĩ sẽ phải can thiệp để giúp bạn “mẹ tròn con vuông”. Và một trong những biện pháp phổ biến nhất là giục sinh, hay còn gọi là kích đẻ.
Giục sinh là gì? Phương pháp này ảnh hưởng như thế nào đến mẹ và bé?
Phương pháp giục sinh là gì?
Nếu quá trình chuyển dạ của bạn không tự bắt đầu, bác sĩ sẽ đề nghị việc dùng một số thuốc và kỹ thuật nhất định để kích thích tử cung co thắt. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi những rủi ro của thai kỳ kéo dài cao hơn so với những rủi ro do việc giục sinh đem lại. Chẳng hạn, khi bạn mang thai quá ngày dự sinh 1-2 tuần và không có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi đã kém dần. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm cũng cao hơn rất nhiều.
Một số trường hợp khác cũng được chỉ định giục sinh như:
– Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc cao huyết áp mãn tính
– Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ
– Vỡ ối sớm nhưng không xuất hiện cơn gò tử cung
– Mẹ bầu gặp các vấn đề bất thường về nhau thai hoặc nước ối
Quá trình giục sinh thực hiện thế nào?
Có rất nhiều phương pháp giục sinh khác nhau. Tùy vàp tình trạng tử cung, tình trạng sức khỏe cũng như tính khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp.
Thông thường, nếu cần giục sinh mà cổ tử cung vẫn chưa giãn ra, bạn sẽ được cho nhập viện. Sau đó, bác sĩ sẽ bắt đầu tiêm thuốc giục sinh chứa prostaglandins vào trong âm đạo. Thuốc giục sinh sẽ giúp kích thích cổ tử cung mềm ra và tạo ra sự co bóp đủ để bắt đầu chuyển dạ. Nếu prostaglandins không giúp bạn chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiếp tục tiêm thuốc Pitocin hay còn gọi là Oxytocin truyền qua tĩnh mạch. Pitocin dùng để kích thích quá trình chuyển dạ hoặc tăng cường sự co bóp. Trong trường hợp cổ tử cung đã bắt đầu mềm ra, bác sĩ sẽ bắt đầu ngay với Pitocin.
Giục sinh không quá nguy hiểm và là phương pháp cần thiết trong trường hợp sức khỏe bà bầu và thai nhi có vấn đề. Sử dụng thuốc giục sinh cũng chỉ là biện pháp nhân tạo giúp cơ thể hình thành các cơn co tử cung. Vì vậy, phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí thông minh của bé cưng trong bụng. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
Có nên dùng thuốc Pitocin khi chuyển dạ?
Trong những trường hợp quá trình chuyển dạ diễn ra chậm chạp hoặc các cơn co thắt không đủ mạnh, bác sĩ sẽ kê pitocin cho mẹ bầu để tạo cơn đau đẻ. Việc sử dụng pitocin đang trở nên phổ biến ở các bệnh viện phụ sản. Dùng ppitocin liệu có an toàn? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!
Kinh nghiệm giục sinh tự nhiên khi thai quá ngày liệu có đáng tin?
Theo các chuyên gia, phương pháp giục sinh chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện phụ sản và dưới sự kiểm soát của các bác sĩ sản khoa kinh nghiệm. Khi bạn gặp vấn đề sức khỏe, hoặc khi thai nhi có vấn đề, chỉ bác sĩ mới có quyền chỉ định sử dụng phương pháp giục sinh. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có kỹ thuật kích thích chuyển dạ tự nhiên nào được chứng minh là hiệu quả và an toàn. Do đó bạn không nên thử bất cứ điều gì mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể đã nghe nói đến:
– Quan hệ tình dục: Tinh dịch có chứa prostaglandins và việc đạt cực khoái có thể kích thích tạo ra một số cơn co thắt. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan hệ tình dục có thể là một phương pháp giục sinh tự nhiên. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào có thể xác nhận khả năng chính xác của việc này.
– Kích thích núm vú: Kích thích núm vú giải phóng oxytocin, chất giúp bắt đầu quá trình chuyển dạ. Mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này còn cần được nghiên cứu sâu hơn. Kích thích núm vú có thể tạo nên những kích thích quá đà cho tử cung. Hơn nữa, các cơn co thắt và phản ứng của bé cần được theo dõi qua máy. Tốt nhất, mẹ đừng nên thử phương pháp này tại nhà.
Làm gì khi thai 40 tuần chưa chuyển dạ?
Một thai kỳ bình thường kéo dài khoảng 40 tuần, nhưng không ít mẹ thai 40 tuần chưa chuyển dạ. Hiện tượng này bình thường hay tiềm ẩn rủi ro nào đó?
– Dầu thầu dầu là một loại thuốc nhuận tràng mạnh và có thể tạo ra một số cơn co thắt. Không có bằng chứng nào cho thấy nó giúp kích thích chuyển dạ trong khi rất nhiều phụ nữ đã phải chịu đựng các hiệu ứng khó chịu mà nó gây ra.
– Các phương pháp thảo dược: Một loạt các loại thảo mộc được giới thiệu là có ích cho việc giục sinh. Trong số đó có những loại rất nguy hiểm vì chúng có thể gây nên những cơn co thắt quá dài hoặc quá mạnh cùng nhiều vấn đề khác có thể không an toàn cho bé. Mẹ bầu nên hết sức cẩn thận với phương pháp này.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.