Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ

Share this Post:
Thai giáo

Với những ai mới làm mẹ lần đầu, thời gian chuyển dạ có thể kéo dài trung bình 15 giờ, nhưng nhiều trường hợp phải mất đến 20 giờ. Với những phụ nữ đã từng sinh thường trước đây, trung bình mất khoảng 8 giờ.

Toàn bộ quá trình sinh nở được chia thành 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn đầu. Biểu hiện của giai đoạn này là bạn bắt đầu có những cơn co thắt, cổ tử cung nở từ từ cho đến khi cổ tử cung hoàn toàn giãn ra. Giai đoạn này được chia thành 2 thời kỳ, thời kỳ chuyển dạ sớm và thời kỳ chuyển dạ tích cực.

Khó xác định được chính xác khi nào sự chuyển dạ sớm bắt đầu. Bởi vì những cơn co thắt khi chuyển dạ sớm thường khó phân biệt được với những cơn gò Braxton Hicks mà bạn vẫn cảm thấy trong ba tháng cuối thai kỳ.

Trong thời kỳ chuyển dạ sớm, trừ khi có biến chứng hoặc do bác sĩ yêu cầu, nếu không bạn có thể nằm nghỉ ở nhà. Tuy nhiên bạn cũng cần có bác sĩ kiểm tra để bảo đảm.

Thời kỳ chuyển dạ sớm kết thúc khi cổ tử cung của bạn giãn khoảng 4cm và sự chuyển dạ bắt đầu tăng tốc. Lúc này, bạn bước vào giai đoạn chuyển dạ tích cực với những cơn co thắt thường xuyên hơn, lâu hơn và mạnh mẽ hơn.

Khi cổ tử cung đã giãn được 8-10cm nghĩa là bạn đã ở cuối thời kỳ chuyển dạ tích cực. Đây được gọi là kỳ chuyển tiếp vì nó đánh dấu sự chuyển tiếp sang giai đoạn chuyển dạ thứ 2. Lúc này bạn sẽ nhận thấy những cơn co thắt khá mạnh, đến liên tục sau mỗi vài ba phút và kéo dài một phút hoặc hơn.

Giai đoạn 2. Một khi cổ tử cung đã hoàn toàn giãn nở, giai đoạn chuyển dạ thứ 2 bắt đầu và cũng là thử thách cuối cùng trước khi bé được sinh ra. Đây là giai đoạn “rặn đẻ”, có thể kéo dài nhiều tiếng (thường sẽ nhanh hơn nếu trước đây bạn đã từng sinh thường).

Đầu của bé sẽ tiếp tục được đẩy dần ra theo mỗi đợt rặn cho tới khi đầu bé chuẩn bị lọt ra ngoài – đó là khi bác sĩ đỡ đẻ có thể nhìn thấy phần rộng nhất của đầu em bé. Sau khi đầu của bé thoát ra, bác sĩ sẽ hút miệng và mũi bé và tìm dây rốn quanh cổ bé. Đầu bé sẽ quay sang một bên trong khi vai bé xoay bên trong xương chậu của mẹ để tìm vị trí chui ra.

Những đợt rặn tiếp theo sẽ đẩy vai bé ra, sau đó là cả thân người bé. Bạn có thể cảm thấy rất nhiều cảm xúc: sảng khoái, sợ hãi, tự hào, hoài nghi, phấn khích… và tất nhiên, nhẹ nhõm vì mọi chuyện đã xong. Trong khi nhiều sản phụ cảm thấy kiệt sức, một số sản phụ khác lại cảm thấy bùng nổ năng lượng và không hề buồn ngủ.

Giai đoạn 3. Giai đoạn cuối cùng của cả quá trình chuyển dạ được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Các cơn co thắt ở sản phụ trong giai đoạn này thường tương đối nhẹ.

Quá trình chuyển dạ: “cuộc chiến” của mẹ

Người đỡ đẻ phải theo dõi sát và xử lý kịp thời để tránh nguy hiểm cho mẹ và con

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: