Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

shape

30 Th09

Khanh ElisaTh09 30, 2019

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

Dù không nói ra, nỗi sợ về biến chứng hay tai nạn thai kỳ luôn “luẩn quẩn” trong đầu các mẹ bầu. Trong đó, dấu hiệu nguy hiểm nhất phải kể đến là tình trạng ra máu bất thường. Hiện tượng này có thể không mấy khó đoán và xử lý khi bạn đang ở giai đoạn đầu của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu đã bước vào tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3, bạn nên hết sức cẩn thận, vì nguyên nhân ra máu thay đổi theo từng tam cá nguyệt.

1/ Tam cá nguyệt thứ nhất

20-30% phụ nữ mang thai đều đối mặt với hiện tượng ra máu vào khoảng 3 tháng đầu của thai kỳ. Mức độ xuất huyết có thể nhẹ hay nặng, và khoảng 50% trong số những phụ nữ này cuối cùng phải chịu hệ quả sảy thai. “Bức tường” âm đạo rất mỏng manh, vì vậy sau khi “giao ban”, bạn có thể bị ra máu. Ngoài ra, còn có một vài nguyên nhân khác:

-Chảy máu cấy ghép: Sau khi trứng được thụ tinh và thành phôi,  phôi di chuyển xuống để cấy ghép vào thành tử cung. Quá trình này có thể gây ra tình trạng chảy máu nhẹ. Dấu hiệu này hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại.

-Sảy thai tự phát: Hiện tượng này xảy ra khi thai nhi dù vẫn còn trong tử cung nhưng hoàn toàn đã dừng phát triển. Nguyên nhân thường là do nhiễm trùng đường tiết niệu, chấn thương thể chất, dùng thuốc không phù hợp, hoặc có thể không có nguyên do nào hết. Các dấu hiệu báo sảy thai bao gồm chảy máu âm đạo với những cục máu, các cơn co thắt mạnh, đau lưng dưới… Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng cứ chảy máu trong thai kỳ là sảy thai, nhưng thực tế không phải vậy. Sảy thai thường xẩy ra khi bạn bị chảy máu và đi kèm với các triệu chứng trên.

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

9 thói quen xấu có thể khiến bạn sảy thai
Bạn còn giữ nhiều thói quen từ lúc trước khi mang thai? Cẩn thận! Đó có thể là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe bé yêu, thậm chí còn có thể khiến bạn bị sảy thai nữa đấy! Cùng MarryBaby xem qua 9 thói quen xấu mà bạn cần bỏ ngay để bảo vệ thiên thần nhỏ của mình nhé!

-Sảy thai bị bỏ sót: Sẩy thai bị bỏ sót là thai chết trong tử cung khi tuổi thai dưới 20 tuần và mô thai không được tống xuất ra ngoài. Trong sẩy thai bị bỏ sót, thai chết nhưng không được tống xuất, với các sản phẩm của thai bị giữ lại trong tử cung trong 4 đến 8 tuần hoặc hơn.

–Thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung xảy ra khi trứng cấy ghép ở một nơi nào đó không phải là tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Các triệu chứng của bệnh thai ngoài tử cung là chảy máu âm đạo, chuột rút, đau nhói ở vùng bụng.

-Một noãn bị hỏng: Là một noãn mà thai nhi không có thể thấy được trong túi bởi vì phôi thai đã bị thoái hóa hay không có.

-Mô ung thư: Đây là nguyên nhân ra máu hiếm gặp trong 3 tháng đầu thai kỳ. Siêu âm cho thấy bạn có dấu hiệu mang thai nhưng phôi thai bị thay thế bởi những mô bất thường. Trong một số trường hợp, nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.

2/ Tam cá nguyệt thứ 2 và 3

Trong 6 tháng cuối của thai kỳ, bất kỳ tình trạng ra máu nào cũng đều là dấu hiệu cho thấy nhau thai đang có vấn đề.

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

Bạn nên gặp bác sĩ thăm khám ngay nếu phát hiện ra máu bất thường trong thai kỳ

–Nhau tiền đạo: Là hiện tượng khi mà bánh nhau bao phủ lấy một phần hay toàn bộ cổ tử cung. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ yêu cầu sản phụ phải nằm thẳng tại chỗ để ngăn ngừa việc chảy máu quá nhiều. Đến thời điểm thích hợp, sản phụ sẽ được chỉ định đẻ mổ để an toàn cho mẹ và bé. Nhau tiền đạo thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ.

-Bong nhau non: Một lý do nữa khiến mẹ bầu có thể bị chảy máu là bị bong nhau thai một phần hoặc nhau thai tắc hoàn toàn khỏi thành tử cung. Bong nhau non có thể xảy ra trong thai kỳ hoặc khi chuyển dạ. Nguyên nhân của tình trạng này là do mẹ bị chấn thương, lạm dụng các chất kích thích quá nhiều và thậm chí là cả độ tuổi mang thai của mẹ.

-Sinh non: Vài ngày hoặc 1-2 tuần trước ngày dự sinh, ra máu là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh. Tuy nhiên, hiện tượng lại xảy ra vào khoảng thời gian trước tuần 37, mẹ bầu nên đến trung tâm y tế gần nhất, vì bạn đang đối mặt với nguy cơ sinh non.

Ra máu khi mang thai: Kẻ buồn, người vui

Tất cả về sinh non và nguy cơ mắc phải của trẻ sinh non
Theo số liệu thống kê, ở Việt Nam có từ 100.000 đến 150.000 trẻ sinh non mỗi năm. Những thiệt thòi của trẻ sanh non điểm sơ qua thôi cũng cảm thấy "rùng mình".

-Vỡ tử cung: Vỡ tử cung là một tai biến rất nặng trong sản khoa và hay xảy ra sau một thời gian thai còn sống trong tử cung. Biến chứng vỡ tử cung có thể xảy ra bất kỳ lúc nào nhất là có mổ sinh cũ, vết mổ bị nứt ra và đó là điều khó tránh khỏi.

-Mạch máu tiền đạo: Đây biến chứng sản khoa hiếm gặp, đưa đến nguy cơ nặng nề cho thai nhi nếu không được ghi nhận trước khi vỡ ối. Mạch máu tiền đạo là mạch máu từ nhau hay dây rốn băng ngang đường sanh trước phần thai, thai nhi có thể bị mất máu hết khi vỡ mạch máu này do cổ tử cung mở, vỡ ối hay bị ép giữa thai nhi và đường sanh.

3/ Xử lý khi ra máu bất thường

Trừ máu báo, bất kỳ một trường hợp ra máu không bình thường nào trong thai kỳ đều đáng báo động với sự an toàn của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, bạn luôn phải đề cao cảnh giác với biến chứng này, đặc biệt ra máu đi kèm chuột rút, co thắt, máu chảy quá 24 giờ, đau cục bộ ở vùng bụng hoặc xương chậu theo từng cơn. Khi phát hiện có máu chảy ra từ âm đạo, mẹ bầu nên hết sức bình tĩnh, hít thở, thư giãn và đến bác sĩ để được thăm khám kịp thời.

Thời gian tiếp đó, bạn không nên tập luyện quá sức, quan hệ tình dục không phù hợp, thụt rửa âm đạo hoặc dùng tampon. Thay vào đó, nên uống nhiều nước. Sử dụng bông thấm máu, và có thể theo dõi tình hình máu ra nhiều hay ít dựa vào số lần thay bông. Nếu thai nhi đang có dấu hiệu nguy hiểm, mẹ bầu nên nghỉ ngơi thư giãn cho đến khi hết đau và ngừng chảy máu, nói không với tampon và quan hệ tình dục. Theo dõi các dấu hiệu là điều rất cần thiết lúc này.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

  • Giúp mẹ phòng tránh sinh non
  • Cách xử lý khi có dấu hiệu sinh non

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc