Rạch tầng sinh môn: Nỗi lo lớn khi vượt cạn
Với những ai mang thai lần đầu, kinh nghiệm vượt cạn từ những mẹ đi trước có thể khiến bầu vô cùng hoang mang và lo lắng. Nào là đau đẻ kinh khủng lắm, rạch tầng sinh môn đau hơn nhiều, khâu tầng sinh môn còn hơn gấp bội... Mẹ phải đối diện và vượt qua sự thật này như thế nào?
Dù có đau đớn bao nhiêu, được ôm bé con trong vòng tay mẹ cũng chịu được phải không nào?
1/ Tầng sinh môn là gì? Vì sao lại cần thủ thuật này?
Có chiều dài 3-5cm, tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật rạch tầng sinh môn được thực hiện nhằm mục đích giúp cho bé chào đời nhanh chóng và tránh trường hợp sản phụ cố rặn làm rách tầng sinh môn. Vết khâu tầng sinh môn bị rách sẽ gây mất thẩm mỹ cho phụ nữ sau sinh.
Khi sinh thường, “cô bé” sẽ dần mở rộng các cơ để thai nhi dễ dàng chui ra. Tuy nhiên, mở rộng cũng có giới hạn, nhất là khi bé quá kg, đầu to hoặc khá nặng cân, việc sinh nở lúc này trở nên khó nhằn hơn. Để mọi việc suôn sẻ hơn, các y bác sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nho nhỏ, rạch một đường ngắn trên tầng sinh môn.
2/ Ai sinh thường cũng phải cắt tầng sinh môn?
Không phải ai khi sinh cũng cần phải rạch tầng sinh môn. Một số mẹ dễ sinh, hoặc do thai nhi nhỏ người, nên có thể bỏ qua thủ thuật này. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc các trường hợp sau, nên chuẩn bị tinh thần cho việc rạch và khâu:
-Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém.
-Bị viêm âm đạo, đáy chậu, phù nề.
-Đầu thai nhi có đường kính lớn, cơn co của mẹ không đủ mạnh.
-Mẹ bầu 35 tuổi hoặc hơn.
-Mẹ bầu mắc bệnh tim, huyết áp thai kỳ.
-Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi thấp, nhưng có dấu hiệu suy thai.
3/ Cắt và khâu tầng sinh môn có đau không?
Thông thường, bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật rạch tầng sinh môn khi cơn co lên đến đỉnh điểm, thai nhi đang có dấu hiệu ra ngoài thuận lợi. Lúc này, một số vì quá đau do cơn co nên không còn cảm nhận được tác động của thủ thuật, một số khác được tiêm thuốc tê từ trước nên cũng bớt cảm nhận hơn. Tuy nhiên, cũng có mẹ cảm nhận được vết cắt rất “ngọt” từ bác sĩ, nhưng xảy ra chớp nhoáng, cảm giác đau cũng chỉ nhói lên đôi chút.
Sau khi em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến hành khâu tầng sinh môn. Tùy theo độ sâu, rộng của vết thương, thời gian kéo dài khoảng 20 phút.Thuốc gây tê được “tiếp tế”, vì vậy, đừng quá lo lắng vì cảm giác đau đớn lúc này.
4/ Chăm sóc tầng sinh môn sau sinh
Chăm sóc vết thương sau rạch tầng sinh môn
Sau hành trình vượt cạn, việc chăm sóc vết thương tầng sinh môn là một trong những điều mẹ cần lưu ý. Tuy vết rạch tầng sinh môn lành lại khá nhanh, mẹ vẫn cần sát trùng hàng ngày
– Khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng. Có thể dùng nước muối pha loãng, nước trà xanh (tất cả đều phải âm ấm) vệ sinh 3 lần/ngày.
-Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu để tránh bị buốt hoặt xót.
-Chọn đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.
-Chịu khó vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.
-Ăn nhiều rau quả, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón.
-Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.