Rạn da khi mang thai: Cẩn tắc vô áy náy

shape

30 Th11

Julia PhạmTh11 30, 2019

Rạn da khi mang thai: Cẩn tắc vô áy náy

Rạn da khi mang thai: Cẩn tắc vô áy náy

Thường xuyên sử dụng kem dưỡng da hoặc các loại tinh dầu để tăng cường độ ẩm cho da

1/ Nguyên nhân gây rạn da khi mang thai

Khi cơ thể tăng kích thước quá nhanh và làn da của bạn không bắt kịp “tiến độ”, các sợi đàn hồi dưới da bị phá vỡ gây nên những vết rạn da. Ngực và bụng là hai khu vực dễ bị “tấn công” nhất. Ngoài ra, một số mẹ bầu cũng bị rạn da ở vùng mông, đùi và cánh tay. Rạn da bắt đầu bởi những vết tím, đỏ rồi chuyển dần sang màu xám hoặc trắng sau khi kết thúc thai kỳ.

Theo thống kê, có khoảng 90% phụ nữ mang thai gặp vấn đề rạn da, với các mức độ khác nhau tùy theo cơ địa mỗi người. Di truyền cũng là một trong những yếu tố xác định liệu bạn có bị rạn da hay không. Vì vậy, nếu mẹ bạn bị rạn da, nguy cơ của bạn sẽ cao hơn rất nhiều.

Màu sắc các vết rạn sẽ tùy thuộc vào sắc tố da của từng người. Nếu da bạn có màu sáng, các vết rạn sẽ có màu hồng nhạt. Ngược lại, đối với những người da tối màu, vết rạn da sẽ có màu nhạt hơn so với màu da của họ.

Rạn da khi mang thai: Cẩn tắc vô áy náy

Những lưu ý chăm sóc da khi mang thai
“Mẹ bầu trang điểm nhiều quá khi sinh con ra sẽ vô duyên”. Đó là điều người ta thường rỉ tai nhau mỗi khi thấy có một người phụ nữ nào đó trang điểm khi mang thai. Thật ra, chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh được vấn đề này. Tuy nhiên đã có bằng chứng chứng minh rằng, một số hóa chất...

2/ Ngăn ngừa rạn da khi mang thai

Một khi vết rạn da xuất hiện, thật khó để “đuổi” chúng đi khỏi cơ thể bạn. Vì vậy, trước khi chúng “hoành hành”, bạn có thể thử áp dụng những cách sau đây để hạn chế tình trạng rạn da khi mang thai.

– Dinh dưỡng cho làn da: Một chế độ dinh dưỡng và cân bằng không chỉ giúp bé cưng khỏe mạnh mà còn hạn chế sự hình thành của “tấm bản đồ” trên da. Để giúp tăng độ đàn hồi của da, mẹ bầu không được bỏ qua những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, vitamin A,E và omega 3.

– Bổ sung nước cho cho cơ thể: Chất lỏng giúp giải độc và giữ cho da phát triển khỏe mạnh. Mẹ bầu nên uống đủ nước mỗi ngày, ăn thêm các loại rau và trái cây mọng nước.

– Các bài tập thể dục: Tập thể dục giúp mẹ bầu tăng cường lưu thông máu, cải thiện độ đàn hồi của da. Ngoài ra, các bài tập thể dục cũng giúp bạn hạn chế tăng cân khi mang thai.

– Chú ý đến cân nặng: Khi bạn tăng cân quá nhanh, làn da sẽ không thích nghi kịp và các vết rạn da bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý, không để cân nặng mình vượt mức quá nhiều.

Rạn da khi mang thai: Cẩn tắc vô áy náy

6 tuyệt chiêu chăm sóc bà bầu tốt nhất
Trong thai kỳ, phụ nữ có rất nhiều điều để lo lắng, nào là về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu, những thức ăn tốt cho bà bầu, thể dục cho bà bầu,… Sự muộn phiền này vốn dĩ là điều hết sức bình thường, nhưng lo lắng quá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ. Đừng bỏ qua 6 mẹo chăm sóc bà bầu lý tưởng...

– Tẩy tế bào chết cho da: Bằng cách lấy đi những tế bào thừa và bụi bẩn, mang lại một “khuôn mặt mới” cho làn da của bạn. Mật ong và đường nâu là hỗn hợp tẩy tế bào chết vừa an toàn vừa hiệu quả mà bạn có thể sử dụng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến vùng bụng khi tẩy da chết, tránh xoa bụng quá nhiều khi mang thai, nhất là trong hai tháng cuối thai kỳ.

– Tăng cường độ ẩm cho da: Sử dụng dầu thực vật hoặc các loại kem chuyên dụng giúp da tăng cường độ ẩm, gia tăng độ đàn hồi của da. Dầu dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho mẹ bầu. Xoa đều dầu dừa trên da, rửa sạch bằng nước ấm và lau lại bằng khăn mềm. Dưỡng ẩm da vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Nguyên nhân gây rạn da ở bà bầu
  • Dùng dầu dừa để giảm rạn da
  • Có nên sử dụng kem chống rạn da khi mang bầu?

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc