Sau cắt vòi trứng có còn khả năng làm mẹ?

Share this Post:
Hiếm muộn

Cắt vòi trứng thường được tiến hành khi một người phụ nữ có thai ngoài tử cung hoặc đứng trước nguy cơ ung thư vú, ung thư buồng trứng quá cao. Có những trường hợp phải cắt bỏ cả 2 vòi trứng. Câu hỏi lớn nhất được đặt ra là khi cắt vòi trứng còn có thể làm mẹ được nữa hay không?

Vòi trứng là bộ phận nào?

Vòi trứng là một phần của cơ quan sinh sản của người phụ nữ, làm nhiệm vụ đưa trứng từ  buồng trứng tới tử cung và cũng là nơi trứng gặp tinh trùng để được thụ tinh, sau đó phôi mới di chuyển vào buồng tử cung. Bên trong lòng ống dẫn trứng có lớp nhung mao, Các nhung mao này có thể chuyển động theo một hướng gọi là các nhu động. Chính những nhu động này giúp đưa trứng từ buồng trứng vào trong lòng ống và vào tử cung. Nếu xảy ra tình trạng tắc vòi trứng thì người phụ nữ cũng không thể có thai được.

 

Sau cắt vòi trứng có còn khả năng làm mẹ?

Phẫu thuật cắt vòi trứng có thể được chỉ định cho trường hợp 2 bên vòi trứng bị nhiễm trùng nặng

Khi nào phải cắt vòi trứng?

Vòi trứng là một cấu tạo phức tạp gồm nhiều đoạn. Lòng ống dẫn trứng cực nhỏ chỉ vài milimet nên bất cứ tổn thương nào cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của vòi trứng. Có tới 1/3 số ca hiếm muộn ở nữ giới là do gặp vấn đề ở vòi trứng. Nhiều trường hợp phải phẫu thuật cắt vòi trứng. Có thể kể đến các nguyên nhân sau:

-Thai ngoài tử cung: Trứng và tinh trùng gặp nhau và hình thành nên một phôi. Thay vì di chuyển từ vòi trứng vào làm tổ ở trong buồng tử cung, phôi này lại làm tổ ngay tại vòi trứng vì một lý do nào đó. Khi phôi thai phát triển quá sức chịu đựng của vòi trứng sẽ gây ra hiện tượng đau tức, nếu không cấp cứu kịp sẽ gây vỡ khối thai làm vòi trứng bị tổn thương nặng nề phải cắt vòi trứng. Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm, vòi trứng có thể được bảo tồn bằng cách sử dụng thuốc.

Sau cắt vòi trứng có còn khả năng làm mẹ?

"Nhận diện" thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí có thể gây tử vong do mất máu quá nhiều. Tham khảo những dấu hiệu sau đây để không bỏ qua một "báo động" nào của cơ thể, bạn nhé!

-Loa vòi 2 bên bị ứ dịch nặng nề khó có thể phẫu thuật phục hồi khó thể có thai tự nhiên, nếu có thai được thì tăng nguy cơ thai ngoài tử cung. Với trường hợp này sẽ giảm tỷ lệ thành công rất nhiều khi thụ tinh ống nghiệm (IVF), nên bạn sẽ được khuyên phẫu thuật cắt vòi trứng trước khi thụ tinh ống nghiệm để tăng tỷ lệ có thai.

Viêm nhiễm vùng chậu hoặc vòi trứng 2 bên: Tình viêm nhiễm nặng nề do khuẩn Chlamydia gây ra cũng là một nguyên nhân khiến người ta phải cắt vòi trứng. Một số trường phải cắt vòi trứng do nạo phá thai nhiều tại những cơ sở không uy tín gây nhiễm trùng tử cung và toàn bộ phần phụ tử cung.

Cơ hội mang thai sau khi cắt vòi trứng

Nếu vẫn còn một vòi trứng thông thoáng, hoạt động bình thường, một người phụ nữ hoàn toàn có cơ hội có thai tự nhiên. Vì trứng mỗi tháng sẽ rụng từ 2 bên buồng trứng luân phiên nhau. Về lý thuyết, khả năng có thai tự nhiên sẽ giảm đi so với những phụ nữ bình thường khác, nhưng trên thực tế, rất nhiều người đã có thai một cách tự nhiên ngay trong năm đầu sau phẫu thuật cắt bỏ một bên vòi trứng. Việc duy trì những bí quyết thụ thai nhanh như giữ tâm trạng thoải mái, kiểm soát cân nặng hợp lý, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, duy trì lối sống khỏe mạnh rất cần thiết ở tất cả phụ nữ muốn mang thai. Đặc biệt, những bí quyết này sẽ cực kỳ hữu ích cho các mẹ vừa trải qua ca mổ cắt vòi trứng.

Trong những trường hợp hi hữu phải loại bỏ cả hai bên vòi trứng, những phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm sẽ được áp dụng. Với cách này, không cần tinh trùng và trứng phải gặp nhau ở vòi trứng thì người phụ nữ vẫn mang thai bình thường. Điều duy nhất cần được chuẩn bị trong trường hợp này, đó là sự kiên trì và bình tĩnh, vì không phải ca thụ tinh trong ống nghiệm nào cũng thành công ngay từ lần đầu tiên.

Tóm lại, với sự phát triển của khoa học, những khiếm khuyết hay “tai nạn” xảy ra với hệ thống sinh sản của người phụ nữ không còn là vấn đề gây tuyệt vọng như trước đây. Cơ hội được mang thai, được làm mẹ vẫn rộng mở cho tất cả phụ nữ, kể cả những người đã bị cắt cả hai vòi trứng.

Sau cắt vòi trứng có còn khả năng làm mẹ?

Quy trình thụ tinh trong ống nghiệm IVF từ A - Z
Phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là "cứu cánh" của rất nhiều cặp vợ chồng đã cố gắng thụ thai trong nhiều năm liền. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về quy trình thực hiện cũng như những lưu ý quan trọng khi thực hiện phương pháp này.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: