Sinh con ngôi thai ngược

shape

30 Th11

Khanh ElisaTh11 30, 2019

Sinh con ngôi thai ngược

Sinh con ngôi thai ngược

Bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ thực hiện một số thao tác giúp quay đầu thai

1/ Nguyên nhân ngôi thai ngược

Suốt thời gian mang thai, phần lớn thời gian bé sẽ hướng mông mình về phía tử cung của mẹ. Tới tuần thai 28, chỉ có 15% thai nhi vẫn ở ngôi ngược. Trong những tuần thai tiếp theo, hầu hết thai nhi sẽ quay đầu để quá trình sinh của mẹ diễn ra được dễ dàng hơn. Tới tuần thứ 36, chỉ có 6% ngôi thai ngược và đến tuần 40, con số này chỉ còn khoảng 3%.

Các chuyên gia vẫn chưa tìm được một nguyên nhân đặc biệt dẫn đến hiện tượng thai ngược. Thông thường, nó là sự kết hợp của một vài lý do ảnh hưởng đến sự chuyển động của bé trong tử cung.

Sinh con ngôi thai ngược

Hình ảnh sự phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi
Bạn nhận được 2 gạch đỏ? Xin chúc mừng, nhưng vui cũng chớ quên nhiệm vụ. Đã đến lúc mẹ bầu "nằm lòng" những thông tin cơ bản về sự phát triển của thai nhi. Kích thước, cân nặng của thai nhi theo từng tháng thay đổi ra sao? Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Nguyên nhân từ mẹ:

– Nước ối quá nhiều trong túi ối: Tình trạng phổ biến ở các bà mẹ bị tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ. Do đó, thai nhi sẽ có nhiều không gian để chuyển động hơn bình thường nên có thể ở vị trí bất kỳ trong những tuần cuối.

– Nước ối quá ít: Thai nhi bị mắc kẹt và không có đủ không gian để quay đầu.

– Sinh đôi hoặc sinh ba

– Tử cung có hình dạng bất thường

– Lạm dụng thuốc

– Mẹ lớn tuổi

Nguyên nhân từ thai nhi:

– Sinh non nên chưa kịp quay đầu

– Dị tật thai nhi

– Dây rốn ngắn

Sinh con ngôi thai ngược

6 bài tập giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi” khi sinh con
Những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản và không mất sức để giúp mẹ đỡ “vã mồ hôi, sôi nước mắt” trước khi chuẩn bị sinh con.

2/ Làm gì khi ngôi thai ngược?

Khi phát hiện ngôi thai ngược, bác sĩ có thể chỉ định bạn phải sinh mổ hoặc sử dụng phương pháp xoay đầu thai trong quá trình sinh. Tuy nhiên, cách này gây khó chịu và đau đớn đối với một vài thai phụ. Cách này cũng có thể gây tình trạng dây rốn quấn cổ rất nguy hiểm cho thai nhi.

Chị Thanh Thúy ( 28 tuổi, Bình Dương) chia sẻ: “Tuy nó rất không thoải mái nhưng nếu thành công, nó sẽ giúp bạn bớt đau đớn và nhanh phục hồi hơn so với việc sinh mổ”.

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Thai bị ngược khi được 33 tuần
  • Tìm hiểu về ngôi thai
  • Thai ngôi mông

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc