Sự phát triển của thai nhi: Bộ não bé lớn lên như thế nào?
Mẹ có biết, ngay trong giai đoạn đầu mỗi phút sẽ có 25.000 tế bào thần kinh được hình thành. Não bộ của bé có sự phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc, từ tuần thứ 8 não bộ đã tương đối hoàn thành. Đến tuần 12 bé đã có hành vi phản xạ, bộ não có nếp nhăn từ tuần thứ 24 và đến tuần 32 kích thước não tăng đáng kể chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài. Trong vòng 40 tuần thai, thai nhi đã dần hoàn thiện các chức năng then chốt của não bộ gồm vận động, cảm xúc, giao tiếp và trí thông minh.
Trong 40 tuần thai, thai nhi đã dần hoàn thiện các chức năng then chốt của não bộ gồm vận động, cảm xúc, giao tiếp và trí thông minh.
Sự phát triển của thai nhi: Những cột mốc quan trọng
Tuần thai thứ 8
Tại thời điểm này não bộ của bé bắt đầu phát triển mạnh, các tế bào thần kinh phân nhánh để kết nối với nhau. Thai nhi trong bụng đã có thể cảm nhận được nhịp đập của trái tim mẹ. Đây chính là tín hiệu cho thấy sợi dây kết nối tình cảm mẫu tử thiêng liêng và nuôi dưỡng cảm xúc sau, thật kỳ diệu phải không các mẹ? Trong giai đoạn này mẹ nên dành nhiều thời gian “trò chuyện” cùng bé, đây cũng được xem như một biện pháp hiệu quả giúp não bộ bé phát triển.
Từ tuần thai thứ 13-15
Lúc này, cùng với sự phát triển không ngừng của hệ thần kinh, thai nhi đã cảm nhận được nhiều hơn từ các tác động bên ngoài. Để biết rõ hơn, mẹ hãy vỗ vài cái nhẹ lên thành bụng và ngay sau đó bé cưng sẽ “trả lời” bạn bằng những cú đạp nhẹ. Phản xạ này cho thấy bé đã có thể cảm nhận và giao tiếp với thế giời bên ngoài mặc dù vẫn còn bên trong bụng mẹ. Tuy nhiên, vì con còn rất bé nên có thể mẹ sẽ phải rất cố gắng mới “nghe” được lời phản hồi của bé.
Tuần thai thứ 20
Mẹ đừng quá ngạc nhiên khi thấy con mình tay chân cử động không ngừng nhé! Vì giai đoạn này có hàng triệu tế bào thần kinh vận động hình thành và tạo thành liên kết thần kinh với các cơ cho nên bé phát triển mạnh về khả năng cử động.
Sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là các giác quan đang trong thời điểm “bùng nổ”. Bé đã hình thành 5 giác quan chuyên biệt: vị giác, khứu giác, thính giác, thị giác và xúc giác. Về kích thước, chiều dài vòng đầu tăng gấp 25 lần và thể tích tăng gấp 60 lần so với tuần thai thứ 14 và tiếp tục lớn dần đến cuối thai kỳ. Trong giai đoạn này, nhu cầu về năng lượng và dinh dưỡng cho não bộ chiếm khoảng 70% nhu cầu của cơ thể bé, vì vậy mẹ bầu cần lưu ý bổ sung nhiều thực phẩm cần thiết.
Ba tháng cuối thai kỳ
Đây là thời điểm phát triển nhanh nhất của não bộ, trên bề mặt não đã xuất hiện các nếp gấp, dần dần thành những nếp cuộn và các rãnh sâu vào cuối thai kỳ. Khi đến lúc chào đời, não của bé đã có đủ 100 tỷ tế bào thần kinh, bằng 1/4 trọng lượng não bộ của người trưởng thành.
Mang thai 3 tháng cuối, bầu cần làm gì?
Dưới đây là những gạch đầu dòng chi tiết những công việc cần làm cho các mẹ mang thai 3 tháng cuối
Bí quyết giúp bé thông minh ngay từ khi còn trong bụng mẹ
– Trong suốt thai kỳ, nếu mẹ bổ sung dinh dưỡng đúng và hợp lý não bộ của bé sẽ được cung cấp nguồn năng lượng cần thiết để hình thành liên kết giữa các tế bào thần kinh.
– DHA là thành phần cấu trúc quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé, giúp hệ thần kinh hoạt động thống nhất và hoàn thiện hơn, tăng cường khả năng học hỏi và tư duy sau này. Muốn con thông minh, thực đơn dinh dưỡng khi mang thai của mẹ sẽ không thể thiếu loại dưỡng chất này.
– Ngoài DHA, các chất như sắt, axit folic, canxi…cũng là dưỡng chất thiết yếu cho não bộ mà mẹ cần bổ sung trong suốt thời gian mang thai.
– Thai giáo: mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với bé, cho bé nghe nhạc, đọc truyện cho bé nghe…sẽ giúp các thế bào thần kinh gia tăng kết nối, tiếp nhận và tăng cường khả năng nhận biết, tư duy, ghi nhớ, học hỏi cho bé sau khi chào đời.
– Bà bầu tập thể dục, dù chỉ 20 phút/ ngày cũng sẽ giúp tăng cường sự phát triển não bộ của trẻ sơ sinh. Theo nghiên cứu của các các chuyên gia từ Đại học Montreal, tập thể dục khi mang thai sẽ giúp tăng nồng độ oxy cho não cho em bé trong bụng mẹ, giúp nuôi dưỡng tế bào thần kinh và cải thiện sự phát triển não. Hơn nữa, tập thể dục còn có dụng tăng cường nồng độ của serotonin, dopamine và các chất dẫn truyền thần kinh khác quan trọng cho trí nhớ và sự chú ý. Vừa tăng cường sức khỏe, vừa giúp con thông minh, lợi cả đôi đường mẹ nhỉ?
Mách bầu 5 bài tập thể dục lý tưởng, dễ tập
Trong thai kỳ, vận động và luyện tập thể dục điều độ chính là chìa khóa giúp mẹ bầu mở cánh cửa “vượt cạn” tự nhiên thành công. Chẳng cần đến lớp học, huấn luyện viên hay dụng cụ luyện tập nào phức tập, với 5 bài tập thể dục cho bà bầu sau, bạn có thể thoải mái tập luyện bất cứ khi nào có thể. 3...
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.