Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

shape
Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

01 Th01

Julia PhạmTh01 01, 2021

Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

Thai nhi 12 tuần có gì mới?
 

Thai nhi 12 tuần tuổi có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3cm, cân nặng khoảng 28gr. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và sẽ tiếp tục phát triển nhanh chóng trong thời gian tới.

Bước phát triển đáng chú ý nhất của thai 12 tuần, đó là các phản xạ. Ngón tay của bé sẽ sớm có thể co và  duỗi, ngón chân có thể cong vểnh ra, cơ mắt khép chặt, và miệng của bé đã có phản xạ mút. Trong thực tế, nếu bạn gõ hay chọc nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại, tuy nhiên, vẫn còn khá sớm để bạn có thể cảm nhận được những cử động thai này.

Ruột của bé trước đây nối trực tiếp vào dây rốn và phát triển cực kỳ nhanh chóng bên ngoài cơ thể nay đã gấp lại gọn gàng và di chuyển dần vào khoang bụng trong tuần này. Cũng trong lúc này, thận của bé sẽ bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.

Ở thai 12 tuần, các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành như vũ bão trong não của bé. Giai đoạn tuần 12 đến tuần thứ 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển bộ não của thai nhi. Khuôn mặt bé không còn giữ lại dáng dấp người ngoài hành tinh trong những bộ phim kinh điển mà đã giống với người bình thường, khi đôi mắt đã chuyển từ hai bên ra mặt trước của đầu, và đôi tai cũng đã ở vào đúng vị trí. Ngoài ra, cổ của bé cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa.

Lúc này, nhịp tim thai cao gấp đôi so với người trưởng thành và bạn có thể nghe rất rõ những nhịp đập ổn định, mạnh mẽ này trong những lần siêu âm thai.

Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

Nhịp tim thai và những sự thật thú vị
Tim thai được hình thành từ rất sớm và thực hiện các nhiệm vụ nặng nề không kém tim của người lớn. Trong suốt thai kỳ, nhịp tim thai còn là một trong những dấu hiệu cho biết mầm sống lớn lên từng ngày trong cơ thể mẹ có khỏe mạnh và phát triển bình thường hay không

 

Nhìn chung, hầu hết những cơ quan quan trọng của bé đều đã có mặt và bắt đầu thực hiện những chức năng của mình.

Tuần thứ 11 đến 14 cũng là cơ hội duy nhất để tiến hành siêu âm đo độ mờ da gáy. Đây là một buổi kiểm tra siêu âm quan trọng trong thai kỳ, giúp đánh giá chính xác nguy cơ bị mắc hội chứng Down ở thai nhi.

Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

Hình ảnh thai nhi 12 tuần tuổi: Nặng khoảng 28 gram, thai 12 tuần có kích thước tương tự một trái mận nhỏ

Mang thai 12 tuần, mẹ thay đổi ra sao?

Đây là tuần cuối trong 3 tháng đầu thai kỳ và nguy cơ sẩy thai đã thấp hơn rất nhiều so với lúc đầu. Tuần này, nồng độ hormone trong cơ thể bạn sẽ thay đổi. Do đó, bạn có thể cảm thấy mình như thể bị chai lỳ cảm xúc. Tuy nhiên, sự điều chỉnh này lại mang đến tác dụng tốt cho bạn: những triệu chứng thai nghén khó chịu đã giảm bớt.

Cơ thể bạn có thể đã đầy đặn hơn thấy rõ và đã đến lúc để sắm một loạt quần áo lớn hơn. Đặc biệt, nếu bạn mang thai đôi hoặc đa thai, phần bụng chắc chắn sẽ to hơn rất nhiều và cần quần áo rộng rãi.

Đây cũng là tuần mà nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Nguyên nhân là do trong thai kỳ, nhau thai sản xuất nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này gây thả lỏng các vách ngăn giữa dạ dày và thực quản, khiến axit trong dạ dày trào ra ngoài ống dẫn thức ăn, gây cảm giác bỏng rát khó chịu.

Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

Bà bầu bị ợ nóng nên tránh món gì?
Hoóc-môn thai kỳ là thủ phạm chính làm mẹ bầu bị chứng ợ nóng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ có biết chính thói quen ăn uống sai của mình mới là nguyên nhân làm tình trạng ợ nóng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn?

 

Khi mang thai tuần 12, bạn cũng có thể nhận thấy huyết trắng tiết ra nhiều và lo lắng không biết chuyện gì đang xảy ra. Kỳ thật, nhiều huyết trắng là điều hết sức bình thường khi mang thai. Chỉ khi huyết trắng có màu bất thường, có mùi hôi thì bạn mới cần được bác sỹ thăm khám.

Tuần tiếp theo sẽ bắt đầu giai đoạn giữa của thai kỳ, thời gian tương đối dễ chịu với tình trạng ốm nghén và mệt mỏi ở đầu thai kỳ. Nhiều cặp vợ chồng nhận thấy sự ham muốn tình dục tăng rõ rệt trong thời gian này. Còn nhiều tháng trước khi đến ngày sinh, nhưng cơ thể mẹ đã bắt đầu sản xuất sữa non, chất lỏng giàu dinh dưỡng để nuôi dưỡng bé trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh trước khi sữa bắt đầu chảy.

Bố mẹ nên làm gì khi thai 12 tuần? 

Gợi ý 1: Chia sẻ quan điểm làm cha mẹ với bạn đời

Bạn hãy thử bắt đầu cuộc trò chuyện bằng cách viết ra danh sách những điều mong muốn cả hai luôn làm hoặc không bao giờ làm. Tương tự, chồng bạn cũng đưa ra một danh sách. Sau đó cả hai có thể cùng xem và quyết định sẽ giữ lại hành động nào và thay đổi gì trong cách nuôi dạy con trẻ.

Gợi ý 2: Chuẩn bị một khoản ngân sách cho con

Hãy cùng ngồi lại để xem qua những khoản chi mới phát sinh: Quần áo mới, tã, thức ăn, đồ chơi và các đồ dùng khác. Hãy xem bạn có thể cắt giảm khoản chi nào để dự phòng cho nhu cầu của bé con. Với những bước này, bạn đã có thể bắt đầu để dành cho con rồi đấy.

Sự phát triển của thai nhi: Thai 12 tuần và những biến đổi kỳ diệu

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 13
Trong tuần thai thứ 13 này, bé đã phát triển đáng kể, dài 9cm và nặng khoảng 43g. Mẹ bắt đầu chấm dứt các triệu chứng mệt mỏi, buồn nôn và có thể cảm thấy bé tồn tại trong cơ thể mình vì bụng đã nhô lên một chút.

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc