Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 1

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 1

02 Th01

Khanh ElisaTh01 02, 2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 1

Bạn đã trễ kinh một tuần rồi. Liệu cơ thể có đang xảy ra vấn đề gì về sức khỏe hay bạn sắp có tin vui. Vẫn chưa có gì là chắc chắn cả nhưng Cha Mẹ Tốt đoán rằng bạn đang tò mò tìm hiểu liệu có phải mình đang có thai 1 tuần rồi không?

Nếu điều đó xảy ra, sự phát triển của thai nhi 1 tuần sẽ như thế nào nhỉ? Bé cưng có phải bằng hạt đậu rồi hay hình hài đã bắt đầu được hình thành rồi. Đó là những ngạc nhiên, ngỡ ngàng và biết bao thắc mắc của những phụ nữ đang mong có con sau những ngày tháng hạnh phúc ngọt ngào bên chồng.

Sự thật là, tuần thai thứ 1 đang bắt đầu rồi!

Bạn đã ngưng tất cả các biện pháp tránh thai và ngày bắt đầu chu kỳ kinh cuối đã cách đây khoảng 7 ngày. Bạn đã bắt đầu mang thai rồi đấy nhé! Sự thật là bạn đang có thai trước khi trứng được thụ tinh. Tại sao lại có điều “ngược đời” này?

Ngay cả các chuyên gia giàu kinh nghiệm cũng không thể đưa ra cho bạn câu trả lời thỏa đáng nhưng đây được cho là cách tính đúng nhất cho đến thời điểm hiện tại.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 1

Mẹ có thể mang thai ngay cả trước khi trứng được thụ tinh đó nhé!

Vậy sự phát triển của thai 1 tuần sẽ như thế nào?

Ngay lúc này đây, khi mẹ đặt ra những thắc mắc này và đi tìm câu trả lời thì trứng và tinh trùng vẫn đang chờ đợi khoảnh khắc vàng để được gặp nhau. Thai nhi 1 tuần chưa có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự rõ ràng về hình dáng, kích cỡ.

Khái niệm về “tuổi thai” cũng không được nhiều mẹ biết đến thời điểm này. Đây là phương pháp ước lượng tuổi thai dựa trên kỳ kinh cuối thay vì tuổi thực của thai nhi. Ví dụ, khi bác sĩ kết luận mẹ đang ở tuần thai thứ 7 và tuổi thai là 7 tuần thì tuổi thật của thai nhi chỉ xấp xỉ 5 tuần mà thôi.

Thai 1 tuần tuổi, chưa có nhiều điều để nói về bé cưng. Chỉ biết rằng lúc này cơ thể mẹ đang hình thành một mầm sống và không ngừng phát triển qua từng ngày.

Dấu hiệu mang thai tuần đầu tiên

Là một phụ nữ luôn yêu chiều bản thân, biết chăm lo cho sức khỏe và độ “nhạy” ở mức cao, bạn có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu có thai sớm nhất tuần đầu tiên sau kỳ kinh cuối:

  • Chất nhầy ở cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu
  • Trễ kinh (đối với phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn)
  • Tăng nhiệt độ cơ thể
  • Thai 1 tuần thì bầu vú sẽ cương, sưng, nhũ hoa có màu sậm
  • Mang thai tuần đầu thường cảm thấy khó chịu với nhiều mùi
  • Tính khí thất thường do rối loạn thần kinh
  • Tiểu nhiều hơn trong ngày

Rất có thể, bạn không thực sự cùng lúc xuất hiện tất cả các dấu hiệu này, hoặc chỉ có 1-2 triệu trứng khác thường nhưng đó đều là những dấu hiệu “loan báo” tin vui đó nhé!

Có thai 1 tuần quan hệ có sao không?

Nhiều mẹ thậm chí còn không nhận ra mình đang có thai đúng không nào? Đây là chuyện “thường ở huyện”, không nhiều phụ nữ biết mình mang thai ở tuần thai thứ nhất, chỉ nghĩ đơn giản rằng ngày “đèn đỏ” tới trễ chút thôi. Vậy nên “chuyện ấy” trong tuần đầu tiên vẫn cứ nên tiếp diễn khi mẹ có hứng thú nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 1

Quan hệ thăng hoa khi mang thai không gây sảy thai thậm chí còn khiến thai nhi thoải mái

Thậm chí, các cơn cực khoái, đạt “đỉnh” của mẹ còn có thể giúp thai nhi cảm thấy thư giãn như đang được ru ngủ. Quan hệ tình dục không hề gây sảy thai như lời đồn, ngay cả khi đây là tuần thai thứ 1.

Tuần thai thứ nhất, mẹ cần kiêng gì?

Nếu thực sự cảm nhận được đang có một mầm sống hiện diện trong cơ thể mình, bạn nên nói “không” với tất cả mọi loại chất kích tích, đồ uống có cồn hay các loại đồ ăn sống. Phòng xa, tuy xa mà cần.

Ngoài ra, bạn cũng tuyệt đối tránh các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá ngừ xanh, cá kiếm, cá orange roughy (trông gần giống cá hồng biển), cá thu, lươn vàng, trứng cá tầm muối… để tránh ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi.

Không ăn phô mai mềm như Bergader, Bleu d’Auvergne, Wensleydale… vì chúng có thể chứa vi khuẩn Listeria monocytogenes gây bệnh cho mẹ và làm sảy thai.

Đừng quên uống nhiều nước, ăn trái cây và các loại rau xanh nhé, vừa đẹp da lại bổ sung thêm vitamin và dưỡng chất cho cơ thể và biết đâu đấy, bé cưng cũng thích.

Như vậy, ở tuần thai thứ 1, chúng ta chưa có nhiều điều để nói về sự phát triển của thai nhi, nhưng trong vấn đề ăn uống và nghỉ ngơi mẹ bắt đầu cần có những lưu ý rồi nhé!

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

Đã 1 tuần trôi qua kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể mẹ đang chuẩn bị tích cực cho quá trình rụng trứng. Tuy thai 2 tuần thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng mẹ cần tích cực chuẩn bị cho việc mang thai ngay từ bây giờ.

 

 

Bí quyết cho mẹ có giây phút thăng hoa

Tạo không khí lãng mạn: Ví như bữa ăn tối cùng nhau trong ánh nến, rải hoa xung quanh giường ngủ sẽ giúp bố và mẹ dễ tìm được cảm hứng thăng hoa cùng nhau. Sau vài tháng nỗ lực, bạn sẽ sẵn sàng chờ đón bé ra đời.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 1

Cùng nhau thực hiện một bữa tối sẽ mang lại những phút giây ngọt ngào.

Lưu ý:

Tuần thứ nhất của thai kỳ được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng, không phải từ ngày thụ thai.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể về tình trạng sức khỏe của bạn và thai nhi. 

Những thay đổi tình tình của người phụ nữ ở giai đoạn này:

Trong tuần đầu tiên của thai kỳ, khi thai nhi chưa thực sự hình thành, người phụ nữ thường chưa có những thay đổi tính tình rõ rệt do nội tiết tố thai kỳ. Tuy nhiên, một số phụ nữ có thể trải qua những thay đổi tâm lý nhẹ do sự mong đợi, lo lắng hoặc căng thẳng liên quan đến việc mang thai.

Một số biểu hiện thay đổi tính tình có thể gặp trong giai đoạn này bao gồm:

  • Tâm trạng thất thường: Vui vẻ, phấn khởi xen lẫn lo lắng, hồi hộp về việc mang thai.
  • Dễ xúc động: Nhạy cảm hơn bình thường, dễ khóc, dễ buồn.
  • Mệt mỏi, cáu kỉnh: Do thay đổi nội tiết tố nhẹ và sự căng thẳng tâm lý.
  • Khó tập trung: Do sự phân tâm và lo lắng về việc mang thai.
  • Tuy nhiên, những biểu hiện này thường nhẹ và không rõ ràng. Chúng có thể dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Lưu ý: Mỗi người phụ nữ có thể trải qua những thay đổi tâm lý khác nhau trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hoặc bất ổn về mặt tâm lý, hãy chia sẻ với người thân hoặc bác sĩ để được hỗ trợ và tư vấn.

Bạn có muốn tìm hiểu thêm về sự phát triển của thai nhi trong những tuần tiếp theo không?

Tổng hợp bởi: Cha Mẹ Tốt.

FAQs

Trong tuần đầu tiên, thai nhi chưa thực sự hình thành. Đây là thời điểm trứng và tinh trùng gặp nhau, thụ tinh và bắt đầu phân chia tế bào. Quá trình này diễn ra trong ống dẫn trứng.

Thai nhi tuần thứ nhất chưa có kích thước cụ thể vì mới chỉ là một nhóm tế bào đang phân chia.

Trong tuần đầu tiên, thường không có dấu hiệu mang thai rõ ràng. Một số phụ nữ có thể gặp các triệu chứng như đau ngực, mệt mỏi, thay đổi tâm trạng, nhưng đây cũng có thể là triệu chứng tiền kinh nguyệt.

Nếu bạn đang cố gắng mang thai hoặc nghi ngờ mình có thai, hãy bắt đầu bổ sung axit folic, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tránh rượu bia và thuốc lá. Bạn cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể.

Mặc dù thai nhi chưa hình thành trong tuần đầu tiên, nhưng đây là giai đoạn quan trọng để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh. Bổ sung axit folic và duy trì lối sống lành mạnh trong giai đoạn này có thể giúp giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác cho thai nhi.

Bạn nên đi khám thai ngay khi nghi ngờ mình có thai hoặc trễ kinh. Bác sĩ sẽ xác nhận việc mang thai và hướng dẫn bạn những bước tiếp theo để đảm bảo một thai kỳ an toàn và khỏe mạnh.

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc