Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

02 Th01

Khanh ElisaTh01 02, 2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

Picture of Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3
  • Chiều dài
    N/A - cm
  • Cân nặng
    N/A

Tuần thai thứ 3 đánh dấu thời điểm tinh binh mạnh mẽ nhất gặp được trứng. Tới lúc này thai 3 tuần rồi, thời điểm thụ thai đã bắt đầu với một tế bào cực nhỏ chính là túi phôi.

Thai nhi 3 tuần sẽ phát triển như thế nào?

Tuần này là khởi đầu thực thụ cho sự phát triển của thai nhi. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp nào vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này.

Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: Nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2

Đã 1 tuần trôi qua kể từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Lúc này, cơ thể mẹ đang chuẩn bị tích cực cho quá trình rụng trứng. Tuy thai 2 tuần thai nhi vẫn chưa được hình thành nhưng mẹ cần tích cực chuẩn bị cho việc mang thai ngay từ bây giờ.

 

Nhau thai sơ khai cũng tạo thành hai lớp. Các tế bào của nhau thai tạo đường nối vào niêm mạc tử cung, tạo đường dẫn cho máu chảy để cuối tuần này khi nhau thai hoàn chỉnh, sẽ bắt đầu hoạt động và cung cấp chất dinh dưỡng, ô-xy cho bé.

Có mặt đồng thời là túi ối, ngôi nhà đầu tiên của bé cùng nước ối sẽ bao bọc bé cho đến khi lớn lên và túi noãn hoàng xuất hiện, trong đó sản sinh các tế bào hồng cầu, giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho đến khi nhau thai phát triển hoàn chỉnh sẵn sàng để tiếp nhận nhiệm vụ này. 

=> Xem lại bài Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 2.

Thai 3 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu?

Nếu như 2 tuần đầu, việc mang thai chỉ là những hình dung rất mơ hồ thông qua việc cảm nhận về sự thay đổi nho nhỏ của cơ thể thì ở tuần thai thứ 3 đã có bước chuyển biến rõ ràng. Thai nhi thực sự tồn tại, dẫu cho đó chỉ là sự tồn tại rất nhỏ của một hợp tử. Kích thước của hợp tử chỉ từ 0,35 -0,6mm.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

Chính thức được hình thành, thai 3 tuần tuổi có một kích thước khá khiêm tốn

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?

Tuần này, mẹ có thể biết mình có thai hay chưa? Để có kết quả chính xác nhất, mẹ nên đợi đến cuối tuần rồi hãy dùng que thử. Tuy nhiên, mẹ vẫn có thể thử bây giờ nếu muốn.
Nếu kết quả dương tính, nên đến bác sĩ để được kiểm tra chính xác hơn.

Mẹ không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ thường xuyên đến khi thai 8 tuần tuổi, trừ khi có vấn đề về sức khỏe, có vấn đề với lần mang thai trước hoặc đang có những triệu chứng bất thường. Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, có chỉ định hoặc không kê toa, mẹ cần trao đổi với bác sĩ ngay để được tư vấn.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

Trị sổ mũi cho bé mà không cần dùng thuốc
Cảm giác nghẹt mũi, khó thở thường làm bé khó chịu mỗi khi bị sổ mũi. Nhiều mẹ sẽ ngay lập tức sử dụng kháng sinh tuy nhiên đây là biện pháp không tốt cho trẻ. Mẹ hoàn toàn có thể trị sổ mũi cho trẻ sơ sinh mà không cần dùng thuốc.

 

Bà bầu mang thai tuần thứ 3 bị ra máu có sao không?

Đây là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất thường bị nhiều phụ nữ bỏ qua. 3 tuần đầu, bạn có thể thấy một vài giọt máu giống như triệu chứng kinh nguyệt trong vòng 6-12 ngày sau khi thụ thai thành công do phôi đang bám vào tử cung. Thông thường máu ra rất ít và kéo dài từ vài giờ đến vài ngày.

Tuần thai thứ 3 và những câu hỏi liên quan

Bạn đã thực sự có thai rồi, niềm vui pha lẫn những nỗi lo. Có thai nên ăn gì, kiêng gì, quan hệ tình dục ra sao… Nhiều câu hỏi cứ lặp đi lặp lại khiến mẹ thêm lo lắng.

Có bầu 3 tuần nên ăn gì và không nên ăn gì?

Đây là thời điểm thích hợp để mẹ lên kế hoạch dinh dưỡng cho tam cá nguyệt đầu tiên. 3 tuần đầu thai kỳ mẹ nên bổ sung a-xít folic, sắt và vitamin B1 – ba dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trong giai đoạn mang thai sớm. Mẹ có thể bổ sung theo dạng viên uống hoặc thông qua chế độ ăn hàng ngày.

  • Nếu mẹ đã bổ sung a-xít folic 400mcg/ngày trước khi mang thai, bây giờ sẽ cần nhiều hơn một chút, 600mcg mỗi ngày.
  • Khi có bầu, lượng sắt cần cho cơ thể sẽ tăng gấp đôi khoảng 30mg/ngày. Nếu không cung cấp đủ, bạn sẽ mắc chứng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe của cả thai nhi.
  • Dưới sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, mỗi ngày khoảng 0,4mg.
  • Khi biết tin có thai, nhiều mẹ đã ngay lập tức bổ sung rất nhiều dinh dưỡng cho cơ thể. Quá nhiều vào thời điểm này là không cần thiết. Theo các chuyên gia, bà bầu nên bổ sung khoảng 300 calo cho khẩu phần bình thường là đủ.

Một số món ăn cần kiêng cữ: Những món như thịt chưa nấu chín, hải sản hun khói hay trứng lòng đào… thì nên tránh vì chúng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn coliform, toxoplasmosis và salmonella. Những loại khuẩn không có lợi cho thai nhi.

Mang thai 3 tuần có quan hệ được không?

Với phụ nữ mang thai lần đầu thường có tâm trạng lo lắng, đặc biệt sợ quan hệ tình dục mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi, kiểu như có thể “làm tổ trứng sẽ rơi mất”. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, trong thời gian đầu thai kỳ, nếu không có dấu hiệu hoặc tiền sử dọa sảy thai, sảy thai… thì vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.

Thai 3 tuần tuổi siêu âm đã thấy chưa?

Thực ra, bằng kỹ thuật siêu âm hiện đại, bạn có thể nhìn được hình ảnh bào thai đang làm tổ trong tử cung từ sau 20 ngày kể từ ngày thụ thai rồi đấy.

Mang thai tháng đầu vẫn có kinh nguyệt bình thường không?

6 tuần tiếp theo sẽ rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Nhau thai và dây rốn đã hoạt động để cung cấp dinh dưỡng và ô-xy cho bé. Qua nhau thai, bé nhận dưỡng chất từ cơ thể mẹ, hãy chắc chắn bạn cung cấp những thứ tốt nhất cho cả mình và bé.
Nếu kết quả thử que âm tính, hãy thử lại vào tuần sau nếu vẫn chưa thấy kỳ kinh. Nhiều kết quả thử nước tiểu không đủ để phát hiện ra sự thụ thai ở tuần thứ 3.

Nếu bạn cố gắng để có thai nhưng chưa thành công trong một năm hoặc hơn (hoặc 6 tháng nếu bạn trên 35 tuổi), nên gặp bác sĩ kiểm tra cho cả vợ và chồng để tìm hiểu các vấn đề về khả năng sinh sản. Nên tìm hiểu vấn đề càng sớm càng tốt để giúp bạn bắt đầu việc điều trị và sớm có thai.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 4

Thai nhi 4 tuần tuổi chính là giai đoạn phôi thai đang tăng trưởng rất mãnh liệt. Tim và hệ tuần hoàn của bé đã bắt đầu được hình thành. Tuy vậy, bé chỉ lớn bằng hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ. Hãy cùng Cha Mẹ Tốt khám phá hành trình diệu kỳ này.

=> Xem chi tiết Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 4.

 

Hãy thử que lần nữa:Nếu kết quả thử que là âm tính, bạn đừng vội thất vọng, kiên nhẫn đợi thêm khoảng 1 tuần và thử lại. Nên thử vào sáng sớm, ngay khi vừa ngủ dậy, kết quả sẽ chính xác nhất.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 3

Nhau thai bắt đầu sản xuất hormone hCG. Phải đợi đến khi lượng hormone này tăng lên đủ mức thì que thử thai mới có thể phát hiện được, mẹ nhé!

 

Tổng hợp bởi: Cha Mẹ Tốt.

FAQs

  • Tuần thứ 3 của thai kỳ thực chất là tuần thứ 3 sau khi thụ thai, tức là tuần thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt.
  • Phôi thai đã bắt đầu hình thành các lớp tế bào chính: lớp ngoài (ectoderm), lớp giữa (mesoderm) và lớp trong (endoderm).
  • Các lớp tế bào này sẽ tiếp tục phát triển và biệt hóa thành các cơ quan và mô của thai nhi.
  • Phôi thai bắt đầu hình thành ống thần kinh, là tiền thân của não và tủy sống.
  • Tim thai bắt đầu hình thành, nhưng chưa hoạt động.

  • Ở tuần thứ 3, mẹ bầu thường chưa có dấu hiệu mang thai rõ ràng.
  • Một số phụ nữ có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, hoặc thay đổi tâm trạng, nhưng những dấu hiệu này cũng có thể do các nguyên nhân khác.

  • Ở tuần thứ 3, việc chăm sóc thai nhi chủ yếu là chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu.
  • Mẹ bầu nên ăn uống đầy đủ, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, tránh căng thẳng, lo lắng. 
  • Nên hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, và các chất kích thích khác.

  • Ở tuần thứ 3, thai nhi chưa có giới tính rõ ràng.
  • Phải đợi đến tuần thứ 12-14 mới có thể biết giới tính của thai nhi bằng siêu âm.

  • Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên, và tránh căng thẳng, lo lắng. 
  • Nên bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là axit folic. 
  • Nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm các bệnh lý ảnh hưởng đến khả năng thụ thai.

Lưu ý: Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe cho mình và thai nhi.

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.