Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33

Tuần thứ 33 của quá trình mang thai, bé nặng khoảng 2,1kg và dài 46cm. Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Mẹ có thể bị sẩn ngứa, mề đay hay nốt sần thai kỳ (PUPPP). Giờ là lúc mẹ cần vận động chậm và dành sức cho ngày chuyển dạ.

Share this Post:
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33
40 tuần thai

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33 (Tháng thứ 8)

Ở tuần thai thứ 33, bé đã có cân nặng khoảng 2,15kg, to gần bằng một trái sầu riêng và dài gần 46cm. Lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Ngoài ra, lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.

Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Nếu mẹ từng lo lắng về chuyện sinh non thì nay có thể hạnh phúc và thở phào vì hầu hết những em bé sinh ra trong khoảng từ 34-37 tuần, đều khỏe mạnh. Các bé có thể cần nằm trong lồng sơ sinh ít lâu, gặp vài vấn đề sức khỏe ngắn hạn, nhưng về lâu dài các bé cũng có thể phát triển hệt như các bé sinh đủ tháng.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33

Thai 33 tuần to bằng một trái sầu riêng và sẽ có tỷ lệ sống sót cao hơn nếu bất ngờ phải chào đời sớm

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 33?

Đến thời điểm này, mẹ sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ. Sự mệt mỏi này hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng mà cơ thể mẹ đang phải chịu đựng, cùng những đêm không ngủ được do thức dậy đi tiểu thường xuyên và lật trở người để được thoải mái.

Giờ là lúc mẹ cần làm mọi việc một cách nhẹ nhàng, chậm rãi cũng như theo dõi kĩ những dấu hiệu chuyển dạ để sẵn sàng cho việc sinh nở. Nếu mẹ đang ngồi hay nằm lâu, đừng bật dậy quá nhanh. Máu có thể dồn xuống chân gây nên tình trạng giảm huyết áp tạm thời khiến mẹ cảm thấy chóng mặt.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33

Sau khi sinh, cơ thể thay đổi ra sao?
Cơ thể bạn sẽ làm việc với một cường độ nhanh chóng để trở lại nhịp điệu bình thường của hơn 9 tháng trước đó. Rất nhiều điều lạ lẫm xảy ra, nhưng hầu hết chúng đều bình thường và mẹ không cần lo lắng. Lắng nghe cơ thể mình sẽ giúp bạn nhận ra đâu là những tín hiệu báo động. Lúc này, nên liên hệ...

 

 

Nếu nhận thấy có những lằn hay nốt đỏ ngứa ngáy trên bụng mình, hoặc ở bắp đùi và ở mông nữa thì có thể mẹ đang bị tình trạng sẩn ngứa mề đay hay nốt sần thai kỳ, gọi tắt là PUPPP. Có số ít thai phụ mắc phải PUPPP, tuy không gây nguy hiểm nhưng khá khó chịu. Nếu không an tâm, mẹ có thể hỏi ý kiến bác sĩ. Trong trường hợp bị ngứa khắp người, kể cả khi không hề bị nổi ban, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra, vì điều này có thể báo hiệu vấn đề về gan.

Gợi ý cho cho mẹ ở tuần thai thứ 33: Sẵn sàng cho sinh nở

Lên kế hoạch dự phòng cho việc sinh nở. Dù thời gian mang thai lý tưởng là 40 tuần, mẹ có thể sẽ sinh sớm hơn hoặc có biến chứng nào đó buộc phải ở lại bệnh viện lâu hơn dự tính. Hãy đưa chìa khóa nhà cho người thân để phòng trường hợp mẹ cần thứ gì đó trong khi không thể về nhà. Lên danh sách những người sẽ giúp mẹ những việc sau đây:

  • Bà bầu nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi.
  • Đưa đón những trẻ lớn đi học hoặc các lớp ngoài giờ.
  • Những việc vặt ở nhà như chăm sóc vật nuôi, tưới cây cảnh.
  • Làm thay công việc của mẹ tại chỗ làm hay bất cứ nghĩa vụ nào khác.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 33

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 34
Ở thời điểm này, hầu hết các phát triển về thể chất của bé đã hoàn tất. Bé đã dài hơn 46cm và nặng 2,4kg, trong tử cung bé chiếm nhiều không gian hơn khối nước ối. Mẹ nên đi khám hàng tuần và cần kiểm tra liên cầu khuẩn nhóm B (GBS)

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by
  Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: