Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2020

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 36
Thai 36 tuần, bé nặng khoảng 2,8kg và được coi là đủ ngày đủ tháng. Các cơn co thắt chuyển dạ giả xảy ra thường xuyên hơn, nếu có sự gia tăng tiết dịch âm đạo thì cơn chuyển dạ của mẹ sẽ sớm xảy ra trong vài ngày tới.

 

 

Sự phát triển của thai nhi 37 tuần

Bước vào tuần thai thứ 37, bé thật sự đã tròn trĩnh lên rất nhiều rồi. Bé nặng khoảng 3kg và dài 50cm, có kích thước cỡ trái dưa hấu. Bé có thể nắm tay rất chặt và mẹ sẽ sớm cảm nhận được khi nắm tay bé lần đầu tiên! Các cơ quan của bé đã trưởng thành và sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

Sang tuần thai thứ 37, bé cưng đã tròn trịa như một trái dưa hấu

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 37?

Với nhiều phụ nữ, những tuần tiếp theo trong quá trình mang thai dường như là một trò chơi chờ đợi. Sử dụng khoảng thời gian này chuẩn bị phòng cho bé hoặc để mắt đến những việc cần thiết mà bạn có thể sẽ không làm được ngay sau khi sinh.

Mẹ hãy ngủ, đọc sách và dành thời gian riêng với bố khi có thể.

Trong những tuần cuối của quá trình mang thai, vết sưng ở mắt cá chân là dấu hiệu bình thường. Tuy vậy, nếu mẹ bị sưng quá mức ở chân, lòng bàn tay, sưng mặt và mắt bị húp hay tăng cân đột ngột, hãy báo cho bác sĩ.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

Mẹ bầu cần lưu ý khi muốn nhuộm tóc
Chưa có một khẳng định chính xác nào về những ảnh hưởng của việc nhuộm tóc đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyên bạn nên tránh nhuộm tóc trong 3 tháng đầu thai kỳ và nên sử dụng các loại thuốc nhuộm từ thiên nhiên. Còn gì nữa nhỉ? Cùng MarryBaby tìm hiểu nhé!

 

 

Đồng thời, báo cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ bị đau đầu nghiêm trọng hoặc liên tục, thay đổi thị lực, chẳng hạn như nhìn một thành hai hoặc bị mờ mắt, nhìn thấy đốm hoặc nhấp nháy, nhạy cảm với ánh sáng hay mất thị lực tạm thời, đau bụng trên dữ dội, buồn nôn và ói mửa. Đây là những dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

Gợi ý cho tuần thai thứ 37

 Bắt đầu đọc sách về chăm sóc trẻ. Nếu chưa bắt đầu, bây giờ là lúc lý tưởng để mẹ chuyển từ đọc về việc mang thai qua tìm hiểu về chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ sẽ không có nhiều thời gian để đọc một khi bé chào đời nên hãy học hỏi tất cả những gì có thể về những tuần đầu tiên của con.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38
Tuần này, bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau này. Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho tới khi ra đời, vì vậy cần chú ý báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động hoặc bạn có dấu hiệu vỡ ối.

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc