Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2020

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 37
Thai nhi 37 tuần tuổi đã khá tròn trĩnh và biết nắm tay thật chặt. Mẹ có thể vẫn bị sưng nhẹ ở chân và mắt cá, tuy vậy nên đề phòng khi sưng đột ngột hoặc các triệu chứng của tiền sản giật như đau đầu, thay đổi thị lực, buồn nôn…

 

 

Sự phát triển của thai nhi tuần 38

Đã đến tuần thứ 38 trong quá trình phát triển thai kỳ, bé của bạn đang chờ đợi để chào đón thế giới!

Bé tiếp tục tích thêm mỡ dưới da để giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi ra đời. Bé đã dài cỡ 50 cm và cân nặng khoảng 3,2 kg, bằng cỡ một quả bí đỏ lớn. Các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút. Những lớp biểu bì bên ngoài đang được trút bỏ và thay thế bằng những lớp da mới bên dưới.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38

Thai 38 tuần có kích thước của một trái bí đỏ lớn

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 38?

Trong mỗi lần thăm khám hàng tuần, bác sĩ sẽ kiểm tra bụng của mẹ để xem mức độ lớn và vị trí của bé.

Mẹ cũng có thể được khám bên trong xem cổ tử cung đã bắt đầu “già” với những dấu hiệu như mềm hơn, mỏng hơn và giãn (mở) rộng hay chưa. Ngay cả khi có những thông tin này, bác sĩ vẫn không có cách để dự đoán chính xác khi nào bé muốn chào đời.

Trong trường hợp quá ngày dự sinh, bác sĩ sẽ sắp lịch kiểm tra bào thai, thường bằng phương pháp sonogram, sau 40 tuần thai để đảm bảo an toàn cho việc mang thai. Trường hợp bạn không có dấu hiệu tự chuyển dạ (Xem các dấu hiệu chuyển dạ), bác sĩ sẽ kích sinh trong khoảng 1 đến 2 tuần sau ngày dự sinh hoặc sớm hơn nếu có dấu hiệu cho thấy việc đợi sinh có thể mang lại nguy cơ cho bé.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 38

Sau khi sinh, cơ thể thay đổi ra sao?
Cơ thể bạn sẽ làm việc với một cường độ nhanh chóng để trở lại nhịp điệu bình thường của hơn 9 tháng trước đó. Rất nhiều điều lạ lẫm xảy ra, nhưng hầu hết chúng đều bình thường và mẹ không cần lo lắng. Lắng nghe cơ thể mình sẽ giúp bạn nhận ra đâu là những tín hiệu báo động. Lúc này, nên liên hệ...

 

 

Bé vẫn nên duy trì mức hoạt động cho đến lúc chào đời, vì vậy trong lúc này, quan trọng là mẹ tiếp tục chú ý đến những cử động của bé và báo với bác sĩ ngay nếu bé giảm cử động.

Gọi ngay cho bác sĩ nếu mẹ có dấu hiệu vỡ ối (Cách xử lý khi vỡ ối cho các mẹ). Khoảng 8% thai phụ đến kỳ sinh nở bị thủng màng trước khi bắt đầu chuyển dạ. Đôi khi là một lượng nước ối lớn vỡ ồ ạt, đôi khi là một lượng nhỏ hoặc chỉ rất ít nước ối rỉ ra. Đừng cố gắng tự chẩn đoán. Hãy đến bệnh viện ngay cả khi mẹ chỉ nghi ngờ mình bị rỉ ối. Nếu bạn bị vỡ màng ối mà không kèm theo những cơn co thắt, mẹ sẽ được kích sinh.

Gợi ý cho tuần thai thứ 38

Mua áo ngực cho con bú. Nếu dự định cho con bú sữa mẹ mà chưa mua áo ngực cho bé bú, mẹ hãy mua ngay và mang theo chúng đến bệnh viện. Khi cho con bú, bộ ngực có thể tăng 1-2 cỡ so với trước khi có thai. Hãy nhớ mua kèm miếng lót thấm sữa đặt trong áo ngực để thấm sữa rỉ ra cùng với thuốc mỡ cừu đạt chuẩn y khoa để xoa dịu núm vú khi bị nứt nẻ. (Tránh dùng nếu mẹ dị ứng với len).

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc