Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 41

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 41

03 Th10

Cha Mẹ TốtTh10 03, 2022

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 41

Mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ khiến mẹ bầu lo sợ bởi các vấn đề liên quan đến em bé. Vậy dưới góc nhìn y học, mang thai 41 tuần không có dấu hiệu chuyển dạ có đáng ngại không? Mẹ mang thai 41 tuần chưa sinh phải làm sao?

1. Như thế nào được gọi là thai quá ngày sinh?

Cách tính ngày sinh dự đoán thường căn cứ trên ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người phụ nữ tính theo lịch dương. Đây là một cách tính đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ. Tuy nhiên thời gian mang thai của mỗi thai phụ là rất khác nhau, thậm chí cùng một người phụ nữ nhưng thời gian mang thai giữa những lần sinh nở cũng không hoàn toàn giống nhau, song hầu hết đều rơi vào khoảng 40 tuần thai.

Thời điểm dự đoán sinh có thể xê dịch từ 7 - 10 ngày đối với những phụ nữ có số ngày trong chu kỳ kinh nguyệt khác nhau ví dụ: người có chu kỳ kinh là 3 tuần/lần thì thời gian mang thai thường là 39 tuần, chu kỳ kinh dài hơn 5 tuần/lần thì thời gian mang thai thường sẽ dài hơn, thậm chí có thể lên đến 41 tuần. Vậy mang thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có vấn đề gì không?

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu vì sao mang thai 41 tuần chưa sinh, chúng ta cần hiểu rằng ngày dự sinh trên lý thuyết còn được tính dựa vào các chỉ số đo đạc khi thực hiện kỹ thuật siêu âm thai. Việc dự đoán ngày sinh thường thực hiện ở tuần thai thứ 12 - 13, lúc này các bác sĩ có thể đưa ra tương đối chính xác ngày dự sinh để thai phụ và gia đình chủ động hơn trong công tác chuẩn bị cho em bé chào đời. Một em bé sinh ra bình thường từ trong độ tuổi thai từ 37 - 41 tuần tuổi, nếu người phụ nữ mang thai kéo dài hơn hoặc bằng 42 tuần được gọi là thai quá ngày sinh.

2. Thai 41 tuần không có dấu hiệu chuyển dạ

Mẹ bầu phải trải qua rất nhiều thay đổi khi mang thai, từ ngực, da, bụng cho đến hệ tiêu hóa khiến mẹ cảm nhận được sự khác biệt rõ rệt so với trước kia. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, cơ thể bà bầu cũng dần có sự chuẩn bị nhằm hỗ trợ em bé chào đời thuận lợi hơn cụ thể ở tuần thứ 41, mẹ bầu thường cảm thấy:

  • Khó chịu ở vùng xương chậu: em bé bắt đầu tiến dần về vùng đáy chậu, áp lực tại khu vực cổ tử cung và bàng quang tăng, khó chịu, đau nhức;
  • Bệnh trĩ: Áp lực lên khung chậu gây sưng tĩnh mạch ở trực tràng;
  • Khó khăn khi ngủ: do các nội tiết tố và sự lo lắng của việc phải chờ đợi quá lâu;
  • Thường xuyên đi vệ sinh;
  • Khó khăn khi di chuyển: bác sĩ đề nghị phụ nữ mang thai trong khoảng thời gian này nên tăng cường vận động để kích thích chuyển dạ sinh con tự nhiên.

Thai kỳ kéo dài 40 tuần tuổi được xem là đủ ngày và đảm bảo để em bé chào đời an toàn và khỏe mạnh. Tuy nhiên trên thực tế chỉ có khoảng 5% thai phụ có thể sinh con vào đúng ngày dự sinh. Vì vậy mẹ bầu mang thai 41 tuần chưa sinh không cần quá lo lắng. Một số nguyên nhân sau đây có thể dẫn đến hiện tượng thai 41 tuần không có dấu hiệu chuyển dạ gồm:

  • Tính sai ngày dự sinh do mẹ cung cấp sai thông tin về ngày bắt đầu của chu kỳ kinh cuối;
  • Dự đoán ngày sinh không chính xác do mẹ đi khám thai quá muộn, sau 3 tháng đầu của thai kỳ;
  • Vấn đề sức khỏe của em bé như dây rốn ngắn, ngôi thai không thuận...

Thai 41 tuần không có dấu hiệu chuyển dạ hầu hết vẫn được xem là bình thường. Tuy nhiên nếu điều này làm mẹ lo lắng bất an nhiều thì có thể đi khám. Bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra tình trạng của bánh nhau, dây rốn và vị trí thai nhi, từ đó đưa ra quyết định có nên tiến hành can thiệp giục sinh hay không.

3. Sau 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ cần lưu ý gì?


Nếu kéo dài sau 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ, cụ thể hơn là đã đến tuần 42 hoặc hơn được gọi là thai quá ngày sinh. Lúc này thai phụ cần được đặc biệt theo dõi, do thai nằm quá lâu trong tử cung có thể dẫn tới tình trạng suy thai do bánh nhau thoái hóa, thậm chí còn gây ngạt và tử vong thai. Sự phát triển quá mức của thai quá ngày sinh sẽ khiến mẹ khó sinh hơn, có thể gây tai biến khi chuyển dạ.

Nếu thai quá ngày sinh kèm theo việc xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc quá nhiều ngày vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ, lúc này bác sĩ sẽ xem xét áp dụng các phương pháp can thiệp để đưa thai ra sớm. Khi đó thai đã đủ tuần tuổi và phát triển đầy đủ các bộ phận, em bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh nếu được can thiệp đúng cách và kịp thời.

4. Biện pháp kích thích chuyển dạ cho người mang thai 41 tuần chưa sinh

Việc kéo dài khoảng thời gian mang thai gây ra những tác động tiêu cực đến cả thể chất lẫn tinh thần của mẹ bầu, thêm vào đó những người xung quanh thường xuyên thắc mắc vì sao bạn chưa sinh cũng khiến bà bầu vô cùng mệt mỏi. Do đó nếu người mẹ không muốn chờ đợi thêm, muốn sinh bé thì bác sĩ sẽ có một số cách để hỗ trợ mẹ như sau:

4.1. Lóc ối

Mang thai 41 tuần chưa sinh có thể thử lóc ối, lưu ý phương pháp cảm ứng tự nhiên này phải do bác sĩ thực hiện vì tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Lóc ối được thực hiện bằng cách dùng ngón tay tách các màng nhằm giải phóng hormone gây kích thích chuyển dạ.

4.2. Đặt bóng cổ tử cung

Một ống cao su nhỏ sẽ được đưa vào cổ tử cung, sau đó bơm nước vào làm căng phồng túi bóng ở đầu ống gây tác động lực vào màng ối, kích thích tiết ra hormone khởi phát chuyển dạ, đồng thời bong bóng làm nong giãn cổ tử cung. Bà bầu vẫn có thể đi lại bình thường, sau 12 – 24 giờ bóng sẽ được lấy ra và sau đó bác sĩ sẽ khám độ mở cổ tử cung.

4.3. Một số phương pháp kích thích chuyển dạ khác

Một số biện pháp khác kích thích chuyển dạ khác như phá ối, truyền oxytocin chỉ được thực hiện khi cổ tử cung đã mở hoặc kèm theo một vấn đề nghi ngờ nào đó như: ối xấu, cơn co tử cung không đủ, ối vỡ lâu...

5. Bà bầu 41 tuần nên - không nên làm gì?

Thai 41 tuần không có dấu hiệu chuyển dạ có nên quá lo lắng hay không? Bà bầu không nên quá lo lắng nhưng cũng không nên quá chủ quan. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý những điều nên thực hiện và không nên thực hiện sau đây:

5.1. Nên

  • Duy trì một chế độ ăn cân bằng, ưu tiên bổ sung thực phẩm chứa các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não: cá béo, hàu, sữa chua Hy Lạp, rau xanh đậm...;
  • Bổ sung nước đầy đủ;
  • Không bị căng thẳng vì stress có thể khiến bà bầu mất ngủ, sức khỏe suy giảm
  • Tập thể dục nhẹ nhàng là cách giục sinh tự nhiên.

5.2. Không nên

  • Ăn quá ít vì có thể khiến lượng đường trong máu giảm;
  • Rầu rĩ, lo lắng vì thai nhi 41 tuần chưa có dấu hiệu sinh;
  • Ngâm mình trong bồn nước nóng quá lâu do cơ thể của phụ nữ mang thai thường gặp khó khăn trong việc tự điều chỉnh nhiệt độ.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về thai 41 tuần chưa có dấu hiệu chuyển dạ có nguy hiểm không? Để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé thì mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa. Trong một số trường hợp nguy hiểm, bác sĩ có thể đưa ra phương án chỉ định khẩn cấp.

FAQs

Thai nhi vẫn tiếp tục phát triển ở tuần thứ 41, nhưng tốc độ phát triển chậm hơn so với các tuần trước.

Thai nhi có nguy cơ gặp phải một số vấn đề như suy thai, thiếu oxy, hoặc bị mắc kẹt trong tử cung.

Bác sĩ sẽ theo dõi sức khỏe của thai nhi bằng cách siêu âm, đo nhịp tim thai, và kiểm tra lượng nước ối.

Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý, và tránh căng thẳng.

Mẹ bầu có thể gặp phải một số vấn đề như đau lưng, đau bụng, chuột rút, dịch âm đạo, và mệt mỏi.

Mẹ bầu nên thông báo cho bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Việc sinh mổ hay sinh thường phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Mẹ bầu có thể sinh sớm hơn hoặc muộn hơn tuần thứ 41, nhưng khoảng thời gian sinh lý thường là từ tuần thứ 38 đến tuần thứ 42.

Mẹ bầu nên liên lạc với bác sĩ hoặc đến bệnh viện để được kiểm tra và hỗ trợ.

Việc kích thích chuyển dạ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ đưa ra quyết định phù hợp nhất.

Ngoài những câu hỏi trên, mẹ bầu có thể đặt bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sự phát triển của thai nhi, sức khỏe của mẹ bầu, và việc sinh nở ở tuần thứ 41. Bác sĩ sẽ giải đáp mọi thắc mắc của mẹ bầu một cách chi tiết và cụ thể.

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc