Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

shape
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

02 Th01

Julia PhạmTh01 02, 2021

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

Tuần thai thứ 6, mẹ đã trải qua cảm giác lần đầu tiên đi siêu âm thai rồi đúng không nào? Đoán chắc là mẹ còn đang lâng lâng cảm xúc hạnh phúc. Sự phát triển của thai nhi lúc này ra sao rồi, mẹ đang “đoán già, đoán non” từng ngày một nhỉ? Phải đợi thêm một thời gian nữa mới được gặp bác sĩ để biết chính xác nên hồi hộp lắm thôi!

Thai nhi 6 tuần tuổi đã phát triển như thế nào rồi?

Mẹ đang mang bầu lần đầu tiên phải không nào? Chịu khó tưởng tượng một chút sẽ biết thai 6 tuần tuổi lớn đến thế nào. Nếp gấp mí mắt đang che một phần mắt của bé bố mẹ đã có thể thấy màu mắt của con cũng như chóp mũi và tĩnh mạch nhỏ dưới lớp da mỏng manh.

Cụ thể hơn, thai 6 tuần, thai nhi phát triển như thế này rồi đây:

  • Một khuôn mặt rõ ràng đã xuất hiện
  • Bé cưng có một cái đầu “quá khổ”, đôi mắt đang là hai đốm đen nhỏ và đã có lỗ mũi nhỏ
  • Khuôn miệng bé đã có lưỡi và các dây thanh âm hình thành
  • Nhịp tim đang đạp với tốc độ gần gấp đôi nhịp tim bình thường của mẹ, khoảng từ 100-160 lần/phút
  • Bàn tay và bàn chân bé đang nhô ra từ cánh tay và cẳng chân, trông khá giống những mái chèo
  • Cả hai bán cầu não của bé đang phát triển, và gan đang tạo ra tế bào hồng cầu cho đến khi tủy xương hình thành và đảm nhận vai trò này.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

Thai 6 tuần tuổi có kích thước tương tự một hạt đậu hòa lan

Bé cưng cũng đã có ruột thừa và tuyến tụy, nơi sẽ tạo ra hormone insulin. Một đoạn ruột của bé phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang oxy và chất dinh dưỡng đến và chất thải đi từ cơ thể nhỏ bé của bé.

Ở thời điểm đầu của tháng thứ 2 thai kỳ, so với tuần thai thứ 5, bé đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và dài hơn 1cm.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

6 tuần tuổi rồi, bé đã có tay, chân và cả tim thai rồi!

Những thay đổi của mẹ khi mang thai 6 tuần

Giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ nhất chính là lúc mẹ có những thay đổi rất rõ rệt về thể trạng và cảm xúc. Vui có, tức giận có, tủi hờn có!  Đặc biệt, lúc này mẹ đã bắt đầu làm quen dần với chuyện buồn nôn, chán ăn… triệu chứng của ốm nghén khó chịu.

Ốm nghén đã “viếng thăm dài hạn” mẹ rồi!

Mẹ hẳn phiền lòng với những cơn ốm nghén khó chịu làm phiền thường xuyên. Mẹ chịu khó “đồng hành” một thời gian nữa nhé, có thể là hết tam cá nguyệt thứ nhất. Vì tử cung đã tăng gấp đôi kích thước trong năm tuần qua, việc ăn uống ngày càng trở nên khó khăn. Khoảng nửa số các mẹ có thai cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ và hết ở tuần thứ 14.

Mỗi ngày mỗi đi tiểu nhiều hơn

Mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường do khối lượng máu tăng và lượng chất lỏng thận cần xử lý tăng. Lúc này mẹ đã tăng khoảng 10% lượng máu so với trước khi mang thai. Do tử cung lớn hơn gây áp lực lên bàng quang cũng khiến bạn muốn đi vệ sinh nhiều hơn. Thực tế, nghiên cứu cho thấy rằng cả tần suất và lượng nước tiểu có xu hướng tăng lên trong thời kỳ mang thai.

Cảm xúc thay đổi như cơm bữa

Chính những sự thay đổi về thể trạng dẫn đến tâm lý khang khác hơn so với trước đó của mẹ. Bố thông cảm nhé! Mẹ có thể khó chịu, nhăn mặt nhiều hơn, khó kiểm soát cơn giận và hay “hờn giận cả thế giới”. Nhưng sự thật là mẹ vẫn đang rất vui vì có con.

Đừng quên những lời khuyên khi mang thai tuần thứ 6 này nhé!

Mang thai tuần thứ 6 nên ăn gì? Mẹ vẫn cứ nên ăn cho chính mình, đừng vì con mà ăn cho 2 người. Không phải món ăn nào con cũng thích và cứ mẹ ăn càng nhiều con càng phát triển đâu. Mỗi ngày mẹ chỉ nên nạp 2.000 calories là đủ.

Trong chế độ ăn và sinh hoạt hằng ngày, mẹ nên:

  • Chia nhiều bữa nhỏ thay vì chỉ ăn 3 bữa chính
  • Thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như thịt bò, bà, rau xanh, hoa quả….
  • Đừng quên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày
  • Vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga

Mẹ không nên: Tham gia các hoạt động vận động nhiều, không làm việc quá căng thẳng…

Gợi ý cho tuần này:

Mẹ hãy chụp hình để lưu giữ lại những ngày tháng đầu tiên khi bước vào thai kỳ. Nên chụp hình trước khi bụng bắt đầu lớn.

Sau đó tiếp tục chụp mỗi tháng một lần cho đến khi bé chào đời. Đây là cách tuyệt vời để theo dõi quá trình mang thai, và bạn sẽ có nhiều kỷ niệm. Để album hình đặc biệt hơn, bạn hãy mặc cùng một trang phục, đứng ở cùng một vị trí, và tạo dáng cùng một tư thế cho các bức ảnh. Hình trắng đen hoặc bán khỏa thân sẽ đẹp và đặc biệt hơn.

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 6

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 7
Khi thai 7 tuần tuổi thì những ngón tay, ngón chân có màng của bé đã bắt đầu xuất hiện và “đuôi” dần dần biến mất. Mẹ cũng đã có những thay đổi đáng kể do sự gia tăng nội tiết tố đột ngột. Mẹ nên làm gì để chống lại sự mệt mỏi trong 3 tháng đầu mang thai?

 

 

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc