Sức khỏe khi mang thai và mối nguy từ ô nhiễm môi trường

shape

30 Th09

Julia PhạmTh09 30, 2019

Sức khỏe khi mang thai và mối nguy từ ô nhiễm môi trường

Bên cạnh các ưu điểm như cơ sở hạ tầng tốt, dịch vụ giáo dục, bệnh viện, nhà ở chất lượng cao, các thành phố trung tâm cũng tiềm ẩn nhiều hiểm họa về sức khỏe khi tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Cùng MarryBaby tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe của mẹ bầu và cách giảm thiểu tối đa tác hại của vấn đề này.

Tác hại của ô nhiễm môi trường tới phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ
Các nghiên cứu khoa học gần đây đã chứng minh khi một thai phụ sống ở nơi có giao thông mật độ cao hoặc đường cao tốc, trẻ sinh ra sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản trong giai đoạn 3 năm đầu đời. Theo một khảo sát được tiến hành với các hộ gia đình sống gần các đường cao tốc chính ở thành phố Boston, Mỹ trong khoảng cách 100 đến 1000 mét, 53% các em bé dưới 3 tuổi mắc các vấn đề về hô hấp. Và trẻ nhỏ trong những gia đình sống cách đường cao tốc chỉ 100 đến 200 mét có nguy cơ mắc bệnh cao gấp rưỡi so với trẻ của các gia đình còn lại.

Sức khỏe khi mang thai và mối nguy từ ô nhiễm môi trường

Ngay cả khi ở trong phòng kín, mẹ bầu cũng cần lưu ý tránh xa những người hút thuốc

Mối liên hệ giữa bệnh tự kỷ và ô nhiễm môi trường
Khi sống trong những khu vực bị ô nhiễm nghiêm trọng, nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở trẻ nhỏ tăng gấp 3 lần. Như vậy, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ tác động xấu tới thể chất mà còn cả tâm sinh lý của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Và như chúng ta đều biết, ngay khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã chịu ảnh hưởng bởi môi trường bên ngoài.

Làm thế nào bảo vệ sức khỏe mẹ và bé?
Ở các thành phố lớn của nước ta, tình trạng ô nhiễm môi trường gần như không thể tránh khỏi, nhưng các cách sau đây có thể giúp mẹ bảo vệ sức khỏe khi mang thai.

  • Tránh xa những người hút thuốc: Khói thuốc lá chứa tới 7000 loại hóa chất. Trẻ em hút thuốc thụ động, nghĩa là ngửi khói thuốc lá từ người khác, dễ mắc các bệnh ho, hen suyễn và viêm phổi. Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn tăng nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng tai, ung thư và đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS).
  • Đóng tất cả cửa chính và cửa sổ vào giờ cao điểm: Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để ngăn cách các thành viên trong gia đình với những loại khói độc hại. Sẽ tốt hơn nữa nếu cửa sổ nhà bạn có hai lớp kính.
  • Hít thở nhiều không khí trong lành hơn: Một mẹo nhỏ bỏ túi mà bạn không nên bỏ qua. Ngay cả trong những ngày bận rộn khi không có nhiều thời gian rảnh, bạn vẫn nên dành vài 15-20 phút đi bộ trong công viên cây xanh để hệ hô hấp được tiếp xúc tối đa với không khí trong lành. Hiệu quả của việc này có thể sẽ chưa thấy được ngay nhưng chắc chắn sẽ tốt cho cơ thể bạn về lâu dài vì bạn không chỉ tránh được khói thải mà còn được dịp tập luyện một chút.
  • Sử dụng mặt nạ chống ô nhiễm: Bất cứ lúc nào bạn ra khỏi nhà, đừng quên mang theo mặt nạ chống ô nhiễm để bảo vệ bản thân khỏi khí thải độc hại từ các phương tiện giao thông và bụi bẩn trong không khí. Đây là một việc làm cần thiết ngay cả khi bạn đi bộ trên lề đường giữa những giờ cao điểm, đặc biệt nếu bạn đang mang thai.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc