Suy thai cấp tính và những điều cần biết

shape

30 Th11

Martin NguyenTh11 30, 2019

Suy thai cấp tính và những điều cần biết

Những thai phụ có những vấn đề sức khỏe mãn tính như tiểu đường, cao huyết áp… có nguy cơ suy thai cao. Thai già tháng (trên 42 tuần) cũng có thể tiến triển đến suy thai.

Nguyên nhân gây suy thai
Tình trạng bất lợi này có thể đến từ cả người mẹ hoặc em bé. Các vị trí ngôi thai bất thường, đường thở gặp vấn đề, chẳng hạn như ngạt thở có thể khiến bé rơi vào tình trạng nguy hiểm. Người mẹ có rối loạn gan, mang đa thai có nguy cơ đối mặt với hiện tượng này cao hơn. Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể kể đến là sa dây rốn và vỡ tử cung, do thai to và không thể ra ngoài bằng ngả âm đạo của người mẹ…

Suy thai cấp tính và những điều cần biết

Ngăn ngừa nguy cơ vỡ tử cung khi mang thai
Trong 3 tháng cuối thai kỳ và quá trình chuyển dạ, mẹ bầu dường như phải đối diện với rất nhiều các biến chứng nguy hiểm nếu không biết cách phòng tránh và ngăn ngừa. Vỡ tử cung là một trong những tai biến sản khoa đó. Ngay khi phát hiện dấu hiệu cho thấy mình có nguy cơ vỡ tử cung, việc xử lý...

Phát hiện bằng cách nào?
Bình thường, nhịp tim của thai nhi nằm trong mức 120 – 160 nhịp/phút, nhưng nếu có dấu hiệu nhịp tim bất thường thì thai có thể đang gặp nguy hiểm. Ngoài ra, một số dấu hiệu dưới đây cũng là chỉ báo quan trọng đối với hiện tượng suy thai:

-Nhịp tim thai tăng hoặc giảm đột ngột

–Bất thường ở dây rốn như dây rốn phẳng hay xoắn làm ảnh hưởng đến nhịp tim và lượng oxy cung cấp cho bào thai.

-Có phân su trong nước ối

Suy thai cấp tính và những điều cần biết

Phân su nói gì về bé?
Những hội chứng liên quan đến phân su có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé sơ sinh. Bằng cách theo dõi việc đi tiêu của bé trong những ngày đầu tiên, mẹ sẽ góp phần giúp bé đặt một nền tảng tốt cho sức khỏe trong tương lai

Các biện pháp xử lý
Khi xảy ra suy thai, các bà mẹ thường được thăm khám để đưa ra quyết định thích hợp. Đối với những trường hợp phát hiện sa dây rốn, nhau bong non, có nguy cơ vỡ tử cung, người mẹ sẽ được chỉ định sinh mổ hoặc sử dụng các dụng cụ hỗ trợ để đưa em bé ra khỏi tử cung càng nhanh càng tốt.

Suy thai cấp tính và những điều cần biết

Suy thai cấp tính có thể dẫn đến tử vong cho thai nhi

Đối với các trường hợp phát hiện suy thai mà chưa rõ nguyên nhân, mẹ được khuyến nghị nằm nghiêng bên trái để tránh chèn ép tĩnh mạch chủ dưới và thở oxy. Nếu ối vỡ và phát hiện bất thường, người mẹ có thể được cấp cứu ở tư thế quỳ hay nằm sấp.

Ảnh hưởng đến thai nhi
Suy thai cấp tính có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được xử lý kịp thời. Bé có thể bị khuyết tật nghiêm trọng về thần kinh và nhận thức, thậm chí chết lưu khi chưa kịp chào đời. Nếu đã hít phải phân su, đường hô hấp có thể bị nhiễm trùng.

Để giảm thiểu nguy cơ suy thai, các mẹ bầu nên chú ý đến việc điều trị các căn bệnh mãn tính trước khi mang thai. Khi phát hiện thai bị dây rốn quấn cổ, các bất thường về nhau thai, bạn cũng nên thận trọng theo dõi tình trạng sức khỏe thai. Bên cạnh đó, để không ảnh hưởng đến nguồn oxy của bào thai, mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái thay vì nằm ngửa. Đừng quên đi khám thai định kỳ và đếm thai máy để biết được tình trạng sức khỏe của bé, mẹ nhé.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc