Tâm lý mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi

shape

01 Th01

Martin NguyenTh01 01, 2020

Tâm lý mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi

Theo các chuyên gia, nếu khi mang thai mẹ bầu duy trì tâm lý vui vẻ, thoải mái thì bé cưng sinh ra cũng sẽ khỏe mạnh và vui tươi hơn rất nhiều. Ngược lại, nếu tâm trạng bầu không ổn định, thường hay “nước mắt ngắn, nước mắt dài” sẽ gây những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là sự phát triển tâm lý và hệ thần kinh của trẻ.

Tâm lý mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi

Mẹ cười càng nhiều, bé cưng càng phát triển tốt

1/ Ảnh hưởng đến trí thông minh của trẻ
Theo nghiên cứu, tâm lý lo âu bồn chồn của mẹ trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến khả năng tập trung của trẻ. Không chỉ vậy, khi bị suy sụp tinh thần, đa số mẹ bầu sẽ trở nên ù lì, chậm chạm và tăng cân nhiều hơn. Và điều này gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, khiến con không nhận đủ dưỡng chất để phát triển, nhất là phát triển não.

2/ Trẻ có nguy cơ tăng động cao
Khi mẹ bầu bị căng thẳng, cơ thể liên tiếp sản sinh ra cortisol và dolpamine, hai loại hoóc-môn gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, khiến bạn dễ trở nên bồn chồn, kích động. Theo các chuyên gia, hai loại hoóc-môn này có thể “lây” qua thai nhi thông qua nhau thai, khiến hệ thần của trẻ không được ổn định, và nguy cơ mắc chứng tăng động cũng cao hơn hẳn.

Tâm lý mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển thai nhi

Điều trị chứng tăng động giảm chú ý không cần dùng thuốc
Phác đồ điều trị ADHD ở trẻ nhỏ là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong giới chuyên môn. Giữa bác sĩ, chuyên gia và phụ huynh vẫn còn nhiều trăn trở trong việc có nên điều trị bằng thuốc cho trẻ, nhất là đối với trẻ dưới 4 tuổi. Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo chỉ nên điều trị ADHD cho trẻ...

3/ Báo động nguy cơ rối loạn tâm ký
Theo thống kê, những mẹ bầu gặp phải tình trạng rối loạn tâm lý trong tam cá nguyệt thứ 3 thường có nguy cơ sinh con bị rối loại hành vi cao gấp 2 lần so với bình thường. Đặc biệt, nguy cơ càng tăng cao hơn nếu như tình trạng tâm lý bất thường của mẹ trở nên nghiêm trọng hơn vào những ngày cuối thai kỳ.

4/ Ảnh hưởng khả năng ngôn ngữ của trẻ
Theo thống kê, có tới 15% trẻ em có mẹ gặp vấn đề tâm lý trong thời gian mang thai gặp các vấn đề về khả năng ngôn ngữ, và biểu hiện thường gặp là chậm nói. Nguyên nhân là do trong giai đoạn trầm cảm, bầu thường có xu hướng “lơ là” chế độ dinh dưỡng, dẫn đến hậu quả tất yếu, thai nhi không nhận đủ dưỡng chất để phát triển.

5/ Ảnh hưởng tính cách trẻ
Theo nhiều nghiên cứu, tâm trạng của mẹ bầu trong 9 tháng mang thai có ảnh hưởng rất lớn đối với tính cách của trẻ sau khi sinh. Theo đó, những mẹ bầu thường xuyên cáu gắt sẽ sinh con dễ nổi giận, mẹ bầu bi quan sẽ sinh bé tự ti, bầu lạnh lùng thì tích cách bé cưng cũng lãnh đạm hơn…

>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:

  • Cách giữ tâm lý tốt nhất cho mẹ bầu không bị stress
  • Địa chỉ tâm lý tư vấn tốt

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc