Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ có chế độ ăn ít carbohydrate

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ có chế độ ăn ít carbohydrate

Không ai ngăn cản phụ nữ mang thai xây dựng thực đơn riêng, giảm bớt lượng carb để duy trì sắc vóc khi có bầu. Tuy nhiên, lựa chọn carb sau cho đúng để vừa duy trì sức khỏe thai kỳ lại không tăng nguy cơ dị tật thai nhi lại là vấn đề cần cân nhắc.

Nếu hiểu “chuẩn” thì carb không phải chỉ toàn mang lại điều xấu cho sức khỏe như lời đồn thổi. Carb có rất nhiều trong các loại thực phẩm có lợi cho mẹ bầu trên toàn thế giới. Vấn đề quan trọng là bầu theo đuổi chế độ ăn như thế nào, điều ra sao. Cân bằng mới là liệu pháp tối ưu cho sức khỏe.

Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ có chế độ ăn ít carbohydrate

Thực phẩm giàu carb, nếu chọn đúng chỉ có lợi không hại

Khoa học chứng minh mẹ ăn ít carb, con tăng nguy cơ dị tật

Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột và chất xơ có trong trái cây, ngũ cốc và rau củ quả. Không được ưu ái trong xu hướng dinh dưỡng của phụ nữ ngày nay nhưng sự thực là là nhóm thực phẩm cơ bản và có vai trò rất quan trọng với sức khỏe.

Chế độ ăn của bà bầu nếu có hàm lượng carbohydrate thấp có thể làm tăng rủi ro dị tật thai nhi. Kết quả này được đưa ra từ cuộc nghiên cứu của Phó giáo sư dịch tễ học Tania Desrosiers và các cộng sự tại Trường Y tế công cộng toàn cầu thuộc Đại học North Carolina (Mỹ). Hãng tin UPI đưa tin.

Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận ra rằng so với bà bầu không hạn chết mức hấp thu carbohydrate thì những thai phụ theo đổi chế độ ăn có hàm lượng carbohydrate được giảm bớt hoặc bị loại trừ có nguy cơ sinh con bị các dị tật ống thần kinh cao hơn 30%. Trẻ bị các dị tật này có thể tử vong hoặc chịu tàn tật suốt đời.

Phó giáo sư Desrosiers chia sẻ thêm: “Đây là điều đáng lo ngại do chế độ ăn ít carbohydrate khá phổ biến. Phát hiện này củng cố thêm tầm quan trọng của việc thai phụ cần trao đổi với bác sĩ về những chế độ ăn đặc biệt hoặc những thói quen ăn uống của họ”.

Nguyên nhân được lý giải cụ thể hơn là do a-xít folic (vitamin B9) được ghi nhận là hấp thụ ít hơn ở các thai phụ vận dụng chế độ ăn ít hoặc không có carbohydrate. Mẹ cần nhớ rằng chính a-xít folic được hấp thụ trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giảm bớt nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi.

Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ có chế độ ăn ít carbohydrate

Tam cá nguyệt thứ nhất và những điều mẹ cần biết
Tam cá nguyệt thứ nhất hay ba tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng nhạy cảm với cả mẹ và em bé trong bụng. Đây là lúc thai nhi mới thụ hình và mẹ sẽ cần thay đổi nhiều trong thói quen sinh hoạt của mình để đảm bảo an toàn cho con.

Phân biệt carb “tốt” và carb “xấu”

Tiêu chíThực phẩm
Carb “tốt”
  • Chứa lượng calo thấp và vừa phải và giàu dinh dưỡng
  • Không chứa đường và ngũ cốc tinh chế
  • Chứa hàm lượng chất xơ tự nhiên cao
  • Hàm lượng Natri thấp
  • Ít chất béo bão hòa
  •  Các loại rau củ
  • Trái cây tươi nguyên quả
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan…
  • Ngũ cốc và các loại hạt
  • Khoai lang, khoai tây
Carb “xấu”
  • Chứa lượng calo cao
  • Chứa nhiều đường tinh chế
  • Chứa nhiều ngũ cốc tinh
  • Hàm lượng dinh dưỡng thấp
  • Ít chất xơ
  • Lượng Natri cao
  • Nước ngọt có đường
  • Nước ép trái cây
  • Bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt
  • Kem, chocolate
  • Khoai tây chiên

Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ có chế độ ăn ít carbohydrate

Bổ sung carb “tốt” sẽ giúp mẹ duy trì lượng chất xơ ổn định giúp mẹ khỏe, bé thông minh

3 dấu hiệu cho thấy mẹ bầu thiếu carbohydrate

Cũng như protein, carb đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định sức khỏe. Khi cơ thể thiếu carb sẽ xuất hiện ngay những triệu chứng sau:

  • Luôn mệt mỏi, thiếu tập trung: Thực phẩm chứa carb đóng vai trò chính để sản xuất năng lượng. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ lượng carbohydrate cần thiết, mẹ có thể cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày!
  • Thường xuyên cảm lạnh: Thiếu carbohydrate có thể gây ra suy giáp. Tinh bột có vai trò điều tiết các hoạt động nội tiết tố tuyến giáp và  cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt cho các tế bào. Mẹ dễ bị cảm lạnh là một trong những triệu chứng của suy giáp.
  • Táo bón:Táo bón khi mang thai có nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có việc cung cấp không đủ hàm lượng chất xơ từ ngũ cốc, rau củ quả. Các thực phẩm giàu carbohydrate sẽ cung cấp cho mẹ những yếu tố dinh dưỡng này.

Tăng nguy cơ dị tật thai nhi nếu mẹ có chế độ ăn ít carbohydrate

Táo bón khi mang thai có thể nguy hiểm hơn bạn nghĩ
Bệnh táo bón đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít người, nhất là phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa hoàn toàn hiểu rõ những nguy hiểm của căn bệnh này đối với chị em bầu. Cùng tìm hiểu về tác hại cũng như các phòng và trị táo bón khi mang thai, các mẹ nhé.

Ngay từ trước khi mang thai mẹ đã thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh và tiêm vắc-xin để ngăn ngừa nguy cơ dị tật thai nhi. Vì vậy đừng vì chế độ ăn trong thai kỳ mà thêm một mối nguy cho bé mẹ nhé!

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc