Tăng tiết nước bọt, bầu phải làm sao?

shape

31 Th12

Cha Mẹ TốtTh12 31, 2019

Tăng tiết nước bọt, bầu phải làm sao?

Có những triệu chứng khi mang thai rất bình thường như buồn nôn, tức ngực, chuột rút hay đau lưng… nhưng cũng không ít những triệu chứng khiến mẹ bầu phải “đỏ mặt” mỗi khi nhắc tới như xì hơi, són tiểu mỗi khi cười… Một trong số ít những trường hợp đặc biệt này là tình trạng tăng tuyến nước bọt khiến nhiều mẹ bầu có nguy cơ chảy dãi như em bé. Tuy không gây nguy hiểm đến bé cưng nhưng triệu chứng này có thể khiến bầu đặc biệt khó chịu.

Tăng tiết nước bọt, bầu phải làm sao?

Bầu có đang bị ảnh hưởng bởi triệu chứng khó chịu này?

Trung bình mỗi ngày tuyến nước bọt có thể sản xuất khoảng 1,5 lít nước bọt, nhưng do quá trình nuốt diễn ra liên tục và vô thức nên bạn khó có thể nhận biết sự tồn tại của chúng trong miệng mình. Vì vậy, trong một số trường hợp, việc gia tăng lượng nước bọt có thể do quá trình sản xuất nhiều hơn hoặc do bạn nuốt ít hơn, hoặc cả hai.

1/ Nguyên nhân gây tăng tiết nước bọt

Chưa tìm thấy nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này, nhưng nhiều chuyên gia cũng lưu ý rằng, có thể sự thay đổi của các loại hoóc-môn trong thai kỳ là “thủ phạm” chính. Theo thống kê, những mẹ bầu bị ốm nghén thường có xu hướng bị tăng tiết nước bot nhiều hơn so với các mẹ khác.

Tăng tiết nước bọt cũng có thể liên quan đến chứng ợ nóng, rất phổ biến trong thai kỳ. Trong dạ dày có một hàm lượng axit nhất định, vì vậy khi có xu hướng trào ngược lê trên, chúng có thể gây kích ứng thực quản. Và điều này sẽ kích thích tuyến nước bọt sản xuất nhiều hơn để tăng nồng độ kiềm, trung hòa lượng axit trong dạ dày.

Ngoài ra, còn nhiều nguyên nhân có thể gây nên tình trạng tăng tiết nước bọt như tiếp xúc với khói, thủy ngân, các vấn đề về răng miệng như sâu răng, viêm nướu…

Tăng tiết nước bọt, bầu phải làm sao?

Mẹ đã biết cách chăm sóc răng miệng khi mang thai?
Mẹ có biết rằng những phụ nữ mắc bệnh nha chu có nguy cơ sinh non hoặc trẻ nhẹ cân cao gấp 7 lần so với thai phụ có răng miệng khỏe mạnh?

2/ Hạn chế tình trạng tiết nước bọt khi mang thai

Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nhưng nếu gặp phải triệu chứng này, mẹ bầu có thể báo cho bác sĩ để được tư vấn cách điều trị hợp lý. Bên cạnh đó, bầu có thể thử áp dụng những cách sau đây, giúp bầu kiểm soát phần nào lượng nước bọt tiết ra.

– Tránh ăn quá nhiều tinh bột hoặc thực phẩm có hàm lượng carbohydrate cao

– Ăn ít, và ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày

– Uống nhiều nước

– Đánh răng thường xuyên hơn

– Nhai kẹo cao su, kẹo bạc hà. Cách này có thể không kiểm soát lượng nước bọt, nhưng sẽ giúp bầu dễ dàng hơn khi nuốt lượng nước bọt được “sản xuất” thêm.

– Ngậm đá, chanh hoặc gừng có thể giúp tình trạng này được cải thiện hơn

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc