Tê tay khi mang thai: Xử nhanh kẻo hại!
Không chỉ bà bầu, chứng tê tay chân có thể xảy ra với bất cứ ai. Bạn có thể cảm thấy tay chân như có kiến bò, hoặc mất hoàn toàn cảm giác ở tay, chân trong một khoảng thời gian ngắn. Tê tay khi mang thai, nhất là trong 3 tháng cuối thậm chí còn mang lại nhiều cảm giác khó chịu hơn.
Nhiều mẹ bầu lo lắng chứng tê tay chân có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi
Khác với người thường chỉ bị tê tay chân vào ban ngày, khi duy trì một tư thế nào đó quá lâu, hầu hết các mẹ bầu đều bị tê tay chân trong lúc ngủ. Nhiều mẹ giật mình tỉnh giấc vì tay, chân đột nhiên mất cảm giác hoặc có cảm giác kiến bò, châm chích khó chịu. Trường hợp nặng hơn, bạn sẽ có cảm giác đau nhức xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, ngón chân, bàn chân, cổ chân…
Tê tay chân khi mang thai thường xuất hiện ở tháng thứ 5 vào kéo dài đến hết thai kỳ. Đặc biệt, thai càng lớn, mẹ bầu càng tăng cân nhiều, triệu chứng tê tay chân càng xuất hiện nhiều hơn. Theo các chuyên gia, nguyên nhân có thể do mạch máu bị chèn ép, ảnh hưởng đến khả năng lưu thông máu đến tay chân, làm tay chân dễ bị nhức mỏi.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng thường xuyên bị tê tay chân nếu chế độ dinh dưỡng không bổ sung đủ can-xi, magie, a-xít folic, vitamin B. Cơ thể bị phù nề trong thời gian mang thai cũng là nguyên nhân làm chứng tê tay chân thêm nghiêm trọng.
Bổ sung vitamin B6 cho mẹ bầu
Vitamin B6 đóng vai trò quan trọng quá trình mang thai của mẹ. Nó giúp mẹ giảm những căng thẳng mệt mỏi và giúp thai nhi tạo ra các tế bào mới. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều vitamin B6 trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn tới việc tay, chân và hệ thần kinh của thai nhi phát triển không bình...
Một số ít mẹ bầu cũng bị tê tay chân do Hội chứng đường hầm cổ tay hay còn gọi hội chứng ống cổ tay, hiện tượng thần kinh trung ương ở cổ tay bị chèn ép, ảnh hưởng tuần hoàn máu. Phần lớn những bà bầu bị hội chứng ống cổ tay đều sẽ tự khỏi sau khi sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Điều trị tê tay khi mang thai
Chứng tê tay chân khi mang thai tuy không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng sẽ làm mẹ bầu cảm thấy rất khó chịu. Hơn nữa, nếu thường xuyên bị tê tay trong lúc ngủ sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, từ đó dẫn đến nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe.
Ngứa khi mang thai: Cẩn thận ứ mật thai kỳ!
Ứ mật thai kỳ hay còn gọi là hội chứng Obstetric Cholestasis là căn bệnh hiếm gặp và chỉ xảy ra đối với bà bầu. Trung bình cứ 1000 người mang thai sẽ có 1 người mắc phải. Tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mẹ nhưng tình trạng này có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với...
Bạn có thể khác phục chứng tê tay chân khi mang thai bằng một số cách đơn giản sau đây:
- Tập thể dục: Ngoài những bài tập thể dục cho bà bầu, bạn nên lưu ý các bài tập cho tay, chân để giúp máu được lưu thông tốt hơn.
- Thường xuyên thay đổi tư thế: Nếu phải thường xuyên làm việc với máy tính, bạn nên thường xuyên đứng lên đi lại, vận động các khớp tay, chân. Ngoài ra, bạn nên kê cao chân lúc ngồi. Cách này sẽ giúp thư giãn khớp chân, tay, giảm chứng tê nhức.
- Bổ sung can-xi Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm chất. Đặc biệt tăng cường bổ sung thực phẩm giàu can-xi, magie như tôm, cá, các loại hải sản, sữa, các chế phẩm từ sữa… Tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ nếu cần uống bổ sung can-xi.
- Bổ sung vitamin nhóm B: Thiếu vitamin B6 và các vitamin nhóm B khác cũng là nguyên nhân dẫn đến chứng tê tay chân khi mang thai. Vì vậy, bạn đừng quên tăng cường nhóm vitamin này trong thực đơn hàng ngày của mình.
- Ngủ đúng tư thế: Tư thế nằm tốt nhất cho bà bầu là nằm nghiêng bên trái. Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn cũng có thể thay đối tư thế nằm nếu cảm thấy tay chân bị tê. Tránh dùng tay để kê đầu, đồng thời kê cao chân trong lúc ngủ, có tác dụng vừa giảm nhức, vừa giảm sưng phù.
- Ngâm tay chân vào nước ấm có pha tinh dầu lavender hoặc tinh dầu hoa cúc. Hoặc dùng khăn chườm nóng trên vùng tay, chân thường xuyên bị tê.
Tóm lại, chứng tê tay khi mang thai là triệu chứng sinh lý bình thường, tuy gây khó chịu cho mẹ nhưng lại không dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Chỉ khi các triệu chứng tê tay chân trở nên nghiêm trọng, không thể nhấc nổi tay, có cảm giác hoa mắt chóng mặt, co cơ…, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu của tiểu đường thai kỳ, rối loạn chất năng chuyển hóa, hoặc bất thường hệ miễn dịch…
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.