Thai đa ối có đáng lo?

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Triệu chứng
Những triệu chứng của hiện tượng này gây ra bởi áp lực trong tử cung và các cơ quan lân cận. Nếu ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể không cảm nhận thấy điều gì bất thường. Trong những trường hợp nặng, mẹ sẽ gặp một số phiền toái dưới đây:

-Khó thở hoặc không thở được, trừ khi đứng thẳng

-Sưng chân, âm hộ và bụng

-Đi tiểu ít

Hiện tượng này cũng có thể được nhận diện khi bác sĩ nhận thấy tử cung quá to và khó nghe được tim thai.

Thai đa ối có đáng lo?

Khi nước ối tích tụ nhiều, mẹ bầu có thể cảm thấy khó thở, sưng chân…

Nguyên nhân
Dù nguyên nhân cụ thể gây đa ối vẫn chưa được xác định hoàn toàn, một số trường hợp có thể dẫn đến tình trạng này:

–Dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé

-Người mẹ bị tiểu đường

-Trường hợp người mẹ mang song thai mà một bé nhận được nhiều dưỡng chất hơn bé còn lại

-Thiếu máu ở thai nhi

-Không tương thích máu mẹ và bé

Biến chứng
Đa ối có thể khiến mẹ sinh non, vỡ ối sớm, nhau bong non, sa dây rốn hoặc thai nhi chết trước khi được sinh ra. Hiện tượng này cũng gây ra chảy máu ồ ạt do cơ tử cung yếu.

Xử lý đa ối
Trước hết, mẹ bầu sẽ được siêu âm để xác định nguy cơ thừa ối. Nếu kết quả cho thấy hiện tượng này đang xảy ra, mẹ sẽ được siêu âm kỹ lưỡng hơn để xác định chỉ số nước ối. Chỉ số nước ối trên 25 được xác định là đa ối.

Thai đa ối có đáng lo?

Chỉ số nước ối bao nhiêu là bình thường?
Chỉ số nước ối hay còn gọi là chỉ số ối bình thường trong thai kỳ là một thông số quan trọng. Khi xét nghiệm thai nhi mẹ cần đọc kỹ các thông số này để biết góc ối sâu nhất bao nhiêu là dư ối, bao nhiêu ml là đủ và bác sĩ sẽ tư vấn các giải pháp tốt nhất cho bà mẹ mang thai.

Một số xét nghiệm như chọc ối, xét nghiệm glucose, xét nghiệm nhiễm sắc thể cũng có thể được chỉ định cho những trường hợp này.

-Thủ thuật chọc ối sẽ giúp phát hiện các bất thường ở thai nhi.

-Xét nghiệm dung nạp glucose nhằm xác định mẹ bầu có bị tiểu đường không

-Xét nghiệm nhiễm sắc thể giúp tìm ra những bất thường về mặt di truyền của bé.

Thai đa ối có đáng lo?

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai: lợi ích và rủi ro?
Chọc ối là xét nghiệm xâm lấn và có nguy cơ gây sẩy thai mặc dù rất thấp (khoảng 1%), những phụ nữ quyết định thực hiện nó buộc phải đối diện với nguy cơ gặp các vấn đề về di truyền và nhiễm sắc thể.

Đồng thời, một số xét nghiệm khác cũng được tiến hành để đánh giá sức khỏe của thai nhi như nonstress test, trắc đồ sinh vật lý, siêu âm doppler.

-Nonstress test được tiến hành với một thiết bị kiểm tra gắn vào bụng của bạn để ghi lại chỉ số tim thai khi em bé hoạt động.

-Trắc đồ sinh vật lý được tiến hành cùng với siêu âm và nonstress test để kiểm tra kỹ hơn về nhịp tim, cử động của thai nhi và lượng nước ối xung quanh bé.

-Siêu âm doppler giúp bác sĩ biết về quá trình tuần hoàn máu của bé.

Để xử lý tình trạng đa ối nặng, bác sĩ sẽ chỉ định chọc ối hay thuốc uống để giảm bớt lượng nước ối.

Biện pháp rút bớt nước ối có thể được tiến hành nhiều lần trong thai kỳ. Một số nguy cơ mẹ bầu có thể gặp phải khi tiến hành phương pháp này bao gồm sinh non, nhau bong sớm hoặc vỡ ối sớm.

Nếu sử dụng thuốc uống, bác sĩ sẽ theo dõi sát sao nhịp tim thai và tiến hành siêu âm doppler. Những nguy cơ mà người mẹ có thể gặp phải là buồn nôn, nôn, trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Julia Phạm
Julia Phạm Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Related Posts: