Thai kỳ khỏe mạnh chỉ với 11 bước
1/ Chuẩn bị mang thai kỹ càng
Mẹ có biết để có một thai kỳ hoàn hảo, bạn phải bắt tay vào chuẩn bị từ 3-6 tháng trước khi mang thai. Theo nghiên cứu, bổ sung axit folic trước khi mang thai ít nhất 3 tháng có thể làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh và ngăn ngừa dịch tràn não thai nhi.
Ngoài ra, khi mang thai, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ hoạt động kém hơn bình thường khiến nguy cơ nhiễm bệnh của bạn cũng tăng lên. Tiêm phòng trước khi mang thai không chỉ giúp bạn tránh được những căn bệnh nguy hiểm mà còn giúp giảm nguy cơ dị tật ở thai nhi, tăng cường sức đề kháng của thai nhi ngay từ trong bụng mẹ.
2/ Chế độ dinh dưỡng phù hợp
Dinh dưỡng khi mang thai là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng, là mối quan tâm hàng đầu của đa số mẹ bầu. Thông qua nhau thai, bé cưng có thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ mẹ. Chỉ cần lơ là một chút, mẹ bầu không chỉ làm ảnh hưởng sức khỏe bản thân mà còn gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.
3/ Cẩm nang mang thai: Bổ sung vitamin hợp lý
Thông qua thực phẩm hằng ngày, bạn có thể giúp cơ thể nặp vào một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Tuy nhiên, đối với một số loại vitamin và chất khoáng rất khó để hấp thu, bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tăng cường thêm bằng đường uống. Đặc biệt lưu ý liều lượng, thừa hay thiếu vitamin cũng có thể gây nguy hiểm cho thai kỳ của bạn.
Thai nhi kém phát triển vì mẹ ăn uống sai!
Chế độ ăn uống khi mang thai hết sức quan trọng. Chỉ lơ là một chút thôi, mẹ đã vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Cẩn thận nhé mẹ ơi!
4/ Tập thể dục thường xuyên
Không chỉ giúp mẹ bầu có sức khỏe dẻo dai, những bài tập thể dục khi mang thai còn giúp bạn vượt qua quá trình sinh con một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, tập thể dục giúp tâm trạng bạn thư giãn, thoải mái, ngăn ngừa tình trạng stress khi mang thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không được để cơ thể quá nóng và tránh tình trạng mất nước khi tập thể dục.
5/ Nghỉ ngơi đầy đủ
Nghỉ ngơi là cách để cơ thể phục hồi năng lượng sau những mệt mỏi của cuộc sống hằng ngày. Chỉ khi ngủ đủ giấc, ngủ đủ, thư giãn đúng cách, mẹ bầu mới có thể trải qua một thai kỳ suôn sẻ và khỏe mạnh. Yoga, massage, các bài tập hít thở là những cách tuyệt vời chống lại căng thẳng và giúp mẹ bầu có một giấc ngủ sâu hơn.
6/ Nói không với rượu khi mang thai
Khi bạn uống rượu, nồng độ cồn sẽ thông quá máu, nhau thai và truyền đến thai nhi. Điều nguy hiểm là mức độ cồn bé tiếp nhận được có thể cao hơn nồng độ trong máu của bạn. Uống rượu khi mang thai là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nhẹ cân khi sinh, đồng thời làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, thai chết lưu, sảy thai, sinh non… Theo nhiều nghiên cứu, rượu cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến khả năng tập trung, ngôn ngữ và biểu hiện hành vi của trẻ sau khi sinh.
7/ Cẩm nang mang thai: Cẩn thận với các loại thuốc
Nếu cảm thấy quá mệt mỏi và cần sự trợ giúp từ thuốc men, mẹ bầu nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ, không nên làm liều. Hậu quả sẽ không ai lường trước được, đặc biệt khi bà bầu uống thuốc khi mang thai 3 tháng đầu.
Dùng thuốc không đúng cách hoặc sai liều lượng có thể có thể gây ra dị tật thai nhi, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sảy thai, sinh non.
Khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc điều trị
8/ Dừng hút thuốc
Dù chỉ một vài điếu thuốc khi mang thai cũng có thể khiến những chất cực độc như nicotine và chì có cơ hội “len lỏi” vào cơ thể bé thông qua nhau thai, cản trở sự lưu thông của chất dinh dưỡng và oxy. Hậu quả, bé cưng sẽ kém phát triển, dễ có nguy cơ bị sinh non và vô cùng yếu ớt. Vì sức khỏe của con, mẹ nên nói không hoàn toàn với thuốc lá.
9/ Cắt giảm caffein
Theo nghiên cứu, những phụ nữ tiêu thụ nhiều hơn 200 mg caffein mỗi ngày có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường gấp 2 lần. Ngoài ra, caffein cũng làm ảnh hưởng khả năng hấp thu sắt của cơ thể, dễ gây nên tình trạng thiếu máu thường gặp ở hầu hết mẹ bầu.
Không chỉ cà phê, các loại nước uống có ga, nước ngọt, trà… cũng có một lượng caffein nhất định. Mẹ cũng nên “để mắt” đến những thực phẩm này nữa nhé!
7 thói quen bầu cần thay đổi ngay và luôn
Không chỉ phải tránh những thứ có thể gây hại cho sức khỏe bé cưng, mẹ bầu còn cần phải thay đổi một số thói quen hằng ngày của mình để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Bạn có đang “dính” phải thói quen nào sau đây không? Thay đổi ngay và luôn nhé!
10/ Loại bỏ mối nguy hiểm từ môi trường xung quanh
Những công việc liên quan đến các loại hóa chất và các loại kim loại nặng như chì, thủy ngân có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé. Ngoài ra, các loại sản phẩm tẩy rửa, thuốc trừ sâu, dung môi và chì trong nước uống từ đường ống cũ cũng có thể gây hại. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ về thói quen hằng ngày của mình để có thể nhanh chóng loại bỏ những mối nguy hiểm trong nhà và nơi làm việc.
11/ Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai là nguyên nhân gây nên các vấn đề răng miệng cho mẹ bầu. Theo nghiên cứu, vi khuẩn gây nha chu có thể theo đường máu đến tử cung của mẹ bầu và gây nên tình trạng sinh non. Vệ sinh răng miệng cẩn thận khi mang thai không chỉ giúp mẹ bầu giữ vệ sinh mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe thai nhi.
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.