Thai ngoài tử cung: Hiểm nguy cận kề!
Mang thai ngoài tử cung là trường hợp trứng sau khi thụ tinh bị "mắc kẹt" và làm tổ ở bên ngoài. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh, thậm chí gây tử vong
Buồng trứng và tử cung được nối với nhau bằng ống dẫn trứng. Trứng sau khi được thụ tinh sẽ theo ống dẫn tới buồng trứng. Nếu gặp trở ngại, trứng có thể bị “kẹt” tại ống dẫn và phát triển thành thai ngoài tử cung. Ngoài ra, vị trí thường gặp nhất còn có buồng trứng, ổ bụng hoặc cổ tử cung. Trường hợp mang thai ngoài tử cung phải điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.
1/ Triệu chứng mang thai ngoài tử cung
Những triệu chứng của việc mang thai ngoài tử cung thường xuất hiện từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 12 của thai kỳ. Đa số phụ nữ không có dấu hiệu gì đặc biệt để nhận biết mình đang mang thai ngoài tử cung cho đến khi thực hiện biện pháp siêu âm đầu dò hoặc xảy ra những bất thường về sức khỏe.
– Xuất huyết âm đạo: Trong thời gian mang thai chảy máu âm đạo là hiện tượng thông thường nên các bà mẹ hay bị nhầm lẫn. Chính vì vậy bạn cần đến bác sĩ sớm để được thăm khám và tư vấn.
– Đau bụng: Đây là hiện tượng phát triển đột ngột hoặc từ từ và có thể kéo dài. Bạn nhận thấy mình bị đau bụng dưới và đau một bên.
– Đau vai: Cơn đau bất thường bắt đầu từ vai cho đến cánh tay có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung bắt đầu vỡ.
Đau vai có thể là dấu hiệu cảnh báo thai ngoài tử cung
– Khó chịu khi đi vệ sinh: Đi tiểu hoặc đại tiện đều cảm thấy khó chịu, hoặc thậm chí là bị tiêu chảy.
– Mệt mỏi, ngất xỉu: Khi thai ngoài tử cung phát triển lớn dẫn đến tình trạng bị vỡ và cần được đưa đi bệnh viện ngay lâp. Người mẹ sẽ bị những cơn đau buốt đột ngột và dữ dội ở bụng, chóng mặt, tụt huyết áp do mất máu quá nhiều.
Tụt huyết áp khi mang thai, xử sao bầu ơi?
Nếu như huyết áp cao là tiền đề cho những biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật, suy thai thì tụt huyết áp khi mang thai là nguyên nhân khiến bầu mệt mỏi, chóng mặt, thậm chí có thể ngất xỉu. Xử lý thế nào nếu lỡ gặp phải trường hợp này? Tham khảo ngay bầu nhé!
2/ Phương pháp điều trị
Tùy thuộc vào sự phát triển của khối thai ngoài tử cung và tình hình sức khỏe để bạn chọn những phương thức điều trị thích hợp.
– Phẫu thuật: Hầu hết các trường hợp mang thai ngoài tử cung được phẫu thuật để lấy khối thai trước khi nó phát triển quá lớn nhằm tránh những hậu quả nghiêm trọng hơn.
– Điều trị bằng thuốc: Nếu thai ngoài tử cung được phát hiện sớm thì sử dụng thuốc là cách hiệu quả. Methotrexate là thuốc được dùng để ngăn chặn sự phát triển của khối thai nằm sai vị trí. Sau khi dùng thuốc methotrexate phải ít nhất 3 tháng sau mới có thể mang thai lại vì chất này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
– Phương pháp bảo tồn: Là phẫu thuật nhằm lấy khối thai ngoài tử cung nhưng vẫn giữ lại vòi trứng. Việc làm này nhằm bảo tồn vòi trứng giúp cho khả năng mang thai lần sau sẽ tốt hơn. (Áp dụng khi thai ngoài tử cung chưa vỡ, nếu đã vỡ thì phải cắt bỏ vòi trứng)
3/ Mang thai sau khi điều trị thai ngoài tử cung
Những người phụ nữ đã từng mang thai ngoài tử cung sau khi điều trị hầu hết đều có thể có thai trở lại, ngay cả khi đã bị mất một bên ống dẫn trứng. Tuy nhiên để có một thai kỳ phát triển khỏe mạnh, bạn cần đến sự tư vấn, theo dõi và chăm sóc đặc biệt từ bác sĩ.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.