Tháng đầu của bé: Tuần thứ hai

Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của bạn. Ngay khi bé quen với bạn trong tháng đầu tiên, bé sẽ trở nên thích thú với việc trao đổi ánh mắt.

Share this Post:
Sự phát triển của trẻ sơ sinh

Bé 1 tháng tuổi phát triển như thế nào ở tuần thứ hai?
Tầm nhìn của bé 1 tuần tuổi vẫn còn khá mờ. Bé khi sinh ra chỉ có thể nhìn thấy các vật thể ở khoảng cách gần từ 20 – 38cm, vì vậy bé sẽ nhìn thấy khuôn mặt bạn rõ ràng hơn khi bạn ôm bé thật gần.

Tháng đầu của bé: Tuần thứ hai

Siêu tiết kiệm với hệ thống tích lũy Hạt dẻ - Soc&Brothers
Nhu cầu sắm đồ cho cả mẹ lẫn bé? Vậy mẹ chắc hẳn không thể bỏ qua Hệ thống tích luỹ Hạt dẻ mới của Soc&Brothers. Chương trình mới này mang lại lợi ích tiết kiệm tối đa cho mẹ khi mua sắm. Tham gia ngay nào!

Đừng lo lắng nếu con không nhìn thẳng vào mắt bạn vì các bé 1 tuần tuổi có xu hướng nhìn vào lông mày, đường viền tóc hay cử động môi của bạn. Ngay khi bé quen với bạn trong tháng đầu tiên, bé sẽ thích thú với việc trao đổi ánh mắt. Trẻ sơ sinh thích khuôn mặt người hơn là các hình dạng hay màu sắc khác. Tiếp theo những thứ bé quan tâm là vật thể sáng, chuyển động, tương phản cao hay đen trắng…

Tháng đầu của bé: Tuần thứ hai

Thị giác của con vẫn chưa phát triển hoàn hảo nên mẹ hãy cúi gần để con nhìn mẹ rõ hơn nhé

Cuộc sống của mẹ khi bé 1 tuần tuổi: Sự khó chịu khi cho con bú
Trong hai đến bốn ngày sau khi sinh, bạn sẽ có sữa và cảm thấy bầu ngực căng tức. Lúc này, bé được nuôi dưỡng bởi một loại tiền sữa được gọi là sữa non. Thay đổi quan trọng này khiến mẹ cảm thấy khó chịu khi cho bé bú. Tại sao vậy?

Tháng đầu của bé: Tuần thứ hai

Chăm sóc da cho bé mới sinh
Không giống câu nói “mịn màng như da em bé”, trong thực tế, da của các bé thường khô và kém mượt. Chính vì vậy, ba mẹ cần chú ý một số điểm đặc biệt khi chăm sóc da cho bé

Vì cơ thể bạn đang ép sữa từ tuyến sữa và tiết ra ở phần núm vú, bên cạnh đó, sau khi sinh, bạn sẽ bị suy giảm nồng độ hoóc-môn và có cảm giác lạ lẫm khi cho trẻ sơ sinh bú.
Bạn sẽ cảm thấy ngực mềm hoặc cứng, nóng và cũng có thể bị sưng lên. Bạn nên tiếp tục cho con bú vì đây chỉ là biểu hiện thông thường. Sự căng cứng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn và sẽ giảm bớt khi cơ thể bạn quen dần với việc cho con bú.

Một số cách giảm đau trong giai đoạn này:

  • Tắm nước ấm.
  • Đắp gạc ấm hoặc một chiếc khăn ngâm nước nóng đã được vắt khô lên ngực trước khi cho con bú.
  • Nặn một ít sữa trước khi cho bú. Ngực đầy sữa có thể làm trẻ ngậm núm vú khó khăn hơn, khiến bé đặt miệng ở sai vị trí, bé không thể bú được sữa, dẫn đến đau nhức mô ngực.
  • Mặc loại áo ngực chuyên dụng cho trẻ bú. Một số phụ nữ ưa chuộng mặc loại này ngay cả vào ban đêm.
  • Cho bé bú mỗi hai đến ba giờ. Đừng né tránh việc cho bú vì cơn đau vì càng cho bé bú nhiều, ngực bạn càng thấy dễ chịu hơn.
  • Uống thật nhiều nước để giữ cơ thể cân bằng và duy trì sản suất sữa.
  • Luân phiên đổi bên ngực cho bé bú.
  • Đắp gạc mát lên ngực sau khi cho con bú. Bạn cũng có thể thử bằng một túi đá bào hoặc rau quả đông lạnh.

Tháng đầu của bé: Tuần thứ hai

Tháng đầu của bé: Tuần đầu tiên
Khi còn trong bụng mẹ, bé luôn ở tư thế cuộn tròn, vì vậy khi chào đời, bé sơ sinh sẽ trông nhăn nheo một thời gian, chân tay chưa duỗi thẳng, vài trường hợp chân bé vẫn còn cong.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Martin Nguyen
Martin Nguyen Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: