Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

shape

31 Th12

Martin NguyenTh12 31, 2019

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

Những thay đổi khi mang thai thường không gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi, nhưng sẽ gây phiền phức cho thói quen sinh hoạt hay cuộc sống của mẹ bầu. Nội tiết tố cơ thể là “thủ phạm” chính gây nên những thay đổi này. Vì vậy, khó có thể ngăn chặn những thay đổi khi mang thai, nhưng nếu muốn, bầu hoàn toàn có cách khắc phục hiệu quả, an toàn.

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

Thay đổi khi mang thai làm mẹ khó chịu? Đừng lo, MarryBaby bật mí tuyệt chiêu nhé!

1/ Tiết sữa non

Thông thường trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc sau khi sinh cơ thể của người mẹ mới tiết sữa non, nhưng cũng có vài trường hợp sữa non xuất hiện ở tháng thứ 4, 5 của thai kỳ. Không gây hại cho sức khỏe nhưng tiết sữa non sẽ mang đến nhiều rắc rối như: cảm giác ẩm ướt khó chịu, sữa thấm ra ngoài áo gây mất tự tin…

Đối phó thế nào? 

– Thường xuyên thay áo lót để tránh gây mẩn ngứa.

– Dùng miếng lót thấm sữa trong trường hợp sữa non tiết quá nhiều.

2/ Lỗ rốn bị lồi

Thai nhi càng lớn, vòng bụng của mẹ càng to lên, kéo theo lỗ rốn bị nhô lên và lồi hẳn ra ngoài so với mặt bụng của mẹ. Rốn lồi không gây ảnh hưởng sức khỏe nhưng có thể gây ngứa khi rốn cọ sát với quần áo.

Tuyệt chiêu dành cho mẹ:

– Bôi một ít kem dưỡng ẩm, làm mềm da quanh rốn.

– Chọn quần áo có chất liệu mềm mại, thoáng mát.

– Chú ý giữ vệ sinh rốn sạch sẽ.

– Rốn bị đau hoặc có dấu hiệu bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra ngay, tránh trường hợp thoát vị rốn.

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?
Ngay từ khi bụng bầu vừa "nhú", hẳn mẹ đã nghe không ít dự đoán về thai nhi chỉ dựa trên hình dáng bụng. Chưa rõ thực hư thế nào, nhưng nhìn kích thước bụng bầu, mẹ có thể thử chẩn đoán sức khỏe bản thân

3/ Ra nhiều khí hư

Đây là một trong những thay đổi khi mang thai làm mẹ bầu khó chịu nhất, thường xảy ra do sự gia tăng nồng độ estrogen. Đa phần các trường hợp ra khí hư khi mang thai không gây nguy hiểm, nhưng nếu khí hư đi kèm mùi khó chịu, bầu nên đi khám ngay.

Mách nhỏ với mẹ bầu:

– Chọn quần lót chất liệu mềm, khô thoáng.

– Thường xuyên thay quần lót hoặc có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày.

– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ.

4/ Nổi mụn trứng cá

Sự thay đổi khi mang thai đặc trưng nhất là nội tiết tố tăng giảm bất ngờ, dẫn đến gia tăng hoạt động của các bã nhờn gây nên hiện tượng mụn trứng cá. Mụn mọc nhiều nhất ở mặt hay thậm chí ở lưng, chúng có thể gây đau và làm mẹ mất tự tin.

Để giảm hiện tượng này mẹ nên chăm sóc da cẩn thẩn, không nên dùng các loại thuốc đặc trị vì có thể ảnh hưởng đển thai nhi. Thay vào đó có thể tự làm những loại mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên vừa giúp mẹ giảm mụn vừa an toàn với bé.

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

Mặt nạ tự nhiên vừa giúp trị mụn hiệu quả, vừa đảm bảo an toàn cho thai nhi

5/ Đầu ti bị ngứa

Sau khi mang thai được vài tháng, mẹ sẽ cảm nhận được kích thước của bầu ngực tăng lên cũng như cảm thấy ngứa ran quanh đầu núm ty hoặc quầng sậm màu.

Lúc này, mẹ nên chọn loại áo chuyên dành cho bà bầu làm bằng chất liệu cotton và có kích cỡ phù hợp. Không nên mặc các kiểu áo bó sát, có mút vì có thể gây ngứa. Thường xuyên vệ sinh núm ti để loại bỏ chất bẩn tích tụ ở đầu núm.

6/ Ợ nóng và khó tiêu

Ợ nóng là tình trạng axít có trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, hiện tượng này xảy ra khi bà bầu nằm, ho, rặn hay khiêng một vật nặng. Ngoài ra, trong thời gian bầu bì hệ tiêu hóa của mẹ hoạt động kém hiệu quả dẫn đến chứng đầy bụng, khó tiêu. Triệu chứng sẽ càng nặng hơn vào những tháng cuối thai kỳ.

Chứng ợ nóng trở nên khó chịu hơn khi mẹ ăn quá nhiều trong một bữa, dùng các thức ăn có nhiều dầu mỡ… Vì vậy mẹ bầu nên cẩn thận hơn trong vấn đề ăn uống. Hơn nữa, để giảm áp lực lên ruột mẹ hãy gối cao đầu và gác hai chân lên cao trong khi ngủ.

Thay đổi khi mang thai gây khó chịu: Xử sao mới tốt?

Bà bầu bị ợ nóng nên tránh món gì?
Hoóc-môn thai kỳ là thủ phạm chính làm mẹ bầu bị chứng ợ nóng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ có biết chính thói quen ăn uống sai của mình mới là nguyên nhân làm tình trạng ợ nóng khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn?

7/ Tiểu són

Vùng cơ đáy xương chậu của mẹ bị căng ra để nâng đỡ bụng bầu cũng như trọng lượng của thai nhi là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiểu són. Khi có một áp lực tác động lên bụng bầu như ho, hắt hơi hoặc cúi xuống thì các cơ xương chậu thay đổi đồng thời cũng làm thay đổi hoạt động của đường dẫn nước tiểu. Kết quả là có vài giọt nước tiểu bị són ra ngoài mà mẹ không thể kiểm soát được.

Nếu són tiểu xảy ra thường xuyên, mẹ nên dùng băng vệ sinh mỏng, có khả năng thấm hút tốt. Khi tình trạng nặng hơn hoặc bị đau rát khi đi tiểu mẹ nên gặp bác sĩ, rất có thể đó là biểu hiện của nhiễm trùng đường tiết niệu.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc