Thiếu máu tán huyết khi mang thai có nguy hiểm?
Thiếu máu tán huyết bẩm sinh hay còn gọi là bệnh thalassemia là bệnh di truyền gen lặn của nhiễm sắc thể. Những người mang gien bệnh thiếu máu tán huyết thường có quá trình hủy hồng cầu diễn ra nhanh hơn bình thường dẫn đến tình trạng thiếu máu mãn tính kéo dài. Với Những người bệnh mang gien lặn thường không có biểu hiện gì đặc biệt, nhưng sẽ thể hiện gien trội ở thế hệ sau. Trên thế giới có khoảng 7% người mang gien bệnh, và ở Việt Nam, có hơn 5 triệu người mang gien này.
Bệnh nhân thiếu máu tán huyết dạng nặng cần phải truyền máu suốt đời
Ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu
Sự căng thẳng khi mang thai có thể khiến triệu chứng bệnh thiếu máu trở nên trầm trọng hơn, đặc biệt là ảnh hưởng đến tim và gan của mẹ bầu. Trong nhiều trường hợp, bầu cần phải được truyền máu khi mang thai.
Không chỉ vậy, những người bị bệnh thiếu máu có tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường loại 1.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của bé
Tùy thuộc vào gien đột biến, các triệu chứng của thiếu máu tán huyết có thể biểu hiện khác nhau từ nặng đến nhẹ. Nếu như những trường hợp nặng, thai nhi có thể tử vong ngay trong thai kỳ thì những trường hợp nhẹ, bệnh có thể xuất hiện trong giai đoạn bé từ 6 tháng – 24 tháng tuổi. Bé sẽ có biểu hiện mệt mỏi, vàng da, nước tiểu sẫm màu, chậm lớn, tiêu chảy, sốt…, và nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong khá cao.
Nếu vợ chồng cùng mang gien lặn thiếu máu tán huyết, trẻ em sinh ra sẽ có 25% nguy cơ mang gien trội, biểu hiện tình trạng tan huyết ở dạng nặng. Nghĩa là bé phải “dính” với việc truyền máu suốt đời. Trong trường hợp chỉ vợ hoặc chồng mang gien bệnh, nguy cơ nhiễm bệnh là 50%, nhưng ở dạng nhẹ.
Phát hiện và điều trị thiếu máu khi mang thai
Có thể bạn đã từng nghe tới tình trạng thiếu máu khi mang thai do thiếu sắt, nhưng bạn đã biết dấu hiệu nhận biết và cách cải thiện tình trạng này hay chưa?
Phòng ngừa và điều trị thiếu máu tán huyết khi mang thai
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, để hạn chế tối đa những ảnh hưởng đến thai nhi, trước khi kết hôn, bạn và anh xã nên đi khám tổng quát để phát hiện gien bệnh và có phương pháp xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, bạn cần thường xuyên thăm khám trong suốt thai kỳ, đặc biệt không nên bỏ qua xét nghiệm tầm soát trong giai đoạn tuần 12- tuần 18 của thai kỳ.
Một điều không thể thiếu là bổ sung axit folic. Theo nghiên cứu, ngoài việc giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi, axit folic còn là nhân tố giúp cơ thể tái tạo những tế bào hồng cầu mới, hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài axit folic, các chuyên gia cũng khuyến khích mẹ bầu nên tuân theo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ 4 nhóm chất, và tăng cường bổ sung thêm vitamin D, vitamin C, vitamin E và các khoáng chất như canxi, đồng, kẽm, selenium…
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Thiếu máu có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Hiện tượng thiếu máu sau sinh
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.