Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ của bé
Thừa cân khi mang thai
Những phụ nữ có chỉ số BMI (chỉ số khối của cơ thể tính bằng cân nặng (kg) chia cho bình phương chiều cao (m)) lớn hơn 25 được coi là thừa cân. Họ dễ bị mắc một số bệnh nhất định khi mang thai như đái tháo đường trong thời kỳ thai nghén.
Rủi ro này càng tăng cao khi chỉ số BMI lớn hơn 30. Những người này có thể coi là béo phì. Nếu không chắc mình có nằm trong nhóm nguy cơ này không, bạn nên tìm hiểu chỉ số BMI của bạn.
Nguy cơ của việc thừa cân khi mang thai trong thai kỳ
Sự thật là các bác sĩ và các nhà nghiên cứu vẫn không biết chính xác lý do tại sao cân nặng lại là vấn đề. Đó chỉ là một mảnh trong một bộ tranh ghép hình bao gồm tuổi tác, gen di truyền và thậm chí tác động của thai nghén khác nhau ở mỗi dân tộc.
Tin tốt là hầu hết những điều kiện sức khỏe đề cập ở trên đều có thể kiểm soát được. Trong một số trường hợp, còn có thể ngăn ngừa để bạn có một quá trình mang thai và sinh con hoàn toàn khỏe mạnh.
Nên tự nhủ rằng: “Hầu hết phụ nữ thừa cân đều có một thai kỳ bình thường và có những em bé bình thường”. Bạn có thể thừa cân và có một thai kỳ phù hợp. Bất kỳ thai phụ béo phì nào cũng có thể hạn chế rủi ro bằng một chế độ ăn lành mạnh, luyện tập thể thao và bám sát những chỉ dẫn tăng cân.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên trao đổi với bác sĩ tư vấn về những nguy cơ tiềm ẩn của bản thân. Bạn có tiền sử cao huyết áp không? Bạn có tiền sử đái tháo đường và có tiền sử bệnh lý khi mang thai những lần trước đây?
Các vấn đề sức khỏe khi mang thai với phụ nữ thừa cân có thể được kiểm soát qua việc khám thai đều đặn
Một khi biết những nguy cơ tiềm ẩn của bản thân, bạn nên hợp tác với bác sĩ tư vấn để đảm bảo sức khỏe em bé được tốt nhất và đừng bao giờ bi quan.
Khuyết tật ống thần kinh (NTDs) là những vấn đề liên quan đến sự phát triển trí não và tủy sống của em bé. Những phụ nữ thừa cân và béo phì khi mang thai, khả năng em bé bị khuyết tật ống thần kinh cao hơn so với những phụ nữ có cân nặng bình thường, mặc dù tỉ lệ này vẫn rất là nhỏ, khoảng 0,1%.
Việc bạn có thể làm: Các nhà nghiên cứu vẫn chưa biết lý do tại sao phụ nữ béo phì lại có tỉ lệ NTDs cao hơn, nhưng cách phòng ngừa được khuyến nghị phổ biến nhất là tất cả phụ nữ nên bổ sung axit folic trước và trong quá trình mang thai.
Theo một nghiên cứu, phụ nữ t hừa cân có lượng folate trong máu thấp hơn những phụ nữ nhỏ con. Mặc dù vẫn chưa có gì rõ ràng về mối liên hệ giữa cân nặng, mức folate trong máu thấp hơn và NTDs, nhưng cũng không có hại gì nếu bạn bổ sung 1.000 microgram (mcg) axit folic trước khi mang thai và tiếp tục bổ sung trong suốt quá trình mang thai.
Bạn có thể yêu cầu bác sĩ xét nghiệm máu 3 lần vào tuần thứ 15 của thai kỳ để phát hiện khuyết tật thần kinh ở thai nhi; phương pháp siêu âm và chọc ối có thể khẳng định chẩn đoán.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.