Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ của mẹ

shape

30 Th11

Cha Mẹ TốtTh11 30, 2019

Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ của mẹ

Phụ nữ thừa cân và nguy cơ đái tháo đường thai kỳ

Đây là nguyên nhân của việc lượng đường trong máu tăng cao trong quá trình mang thai. Phụ nữ béo phì và thừa cân thuộc nhóm nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bác sĩ sẽ đánh giá lượng đường trong máu của bạn thông qua thử nghiệm dung nạp đường.

Lượng đường trong máu cao không kiểm soát có thể là nguyên nhân gây ra những vấn đề khác, ví dụ như em bé lớn hoặc sự giảm đường huyết ở em bé sau khi sinh.

Việc bạn có thể làm: Nên tìm hiểu bệnh đái tháo đường thai kỳ là gì và bằng cách nào bạn có thể kiềm chế bệnh bằng dưỡng chất. Thậm chí, nếu bị đái tháo đường thai kỳ, bạn cũng có thể có một thai kỳ khỏe mạnh nếu tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và nên khám thai định kỳ đầy đủ.

Thừa cân khi mang thai: Những nguy cơ của mẹ

Phụ nữ thừa cân đối diện với nguy cơ mắc các bệnh thai kỳ cao hơn

Phụ nữ thừa cân và bệnh cao huyết áp thai kỳ

Nếu chỉ số huyết áp đo được ở mức 140/90mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu tăng trên 30mmHg, huyết áp tâm trương tăng trên 15mmHg so với mức huyết áp đo được ở thời điểm trước khi mang bạn sẽ được chẩn đoán là mắc bệnh cao huyết thai kỳ, còn được gọi là cao huyết áp do mang thai.

Huyết áp cao đi kèm với protein niệu là hai triệu chứng chính để chẩn đoán bệnh tiền sản giật. Nếu bạn đã bị cao huyết áp trước khi mang thai, hoặc được chẩn đoán cao huyết áp trước tuần thai thứ 20, đó gọi là cao huyết áp kinh niên.

Cao huyết áp kinh niên có nguy cơ về tim, nhưng cao huyết áp thai kỳ thường nhẹ và chắc chắn là sẽ không gây ra bất kỳ vấn đề nào cho bạn và em bé. Tuy nhiên, nó lại khiến bạn có nguy cơ cao bị tiền sản giật, em bé phát triển hạn chế trong tử cung, sinh non, nguy cơ đứt nhau thai và thai chết lưu.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng khoảng 10% phụ nữ béo phì (có chỉ số BMI trên 30) sẽ bị cao huyết áp thai kỳ. Tỷ lệ này ở phụ nữ có chỉ số BMI từ 19 đến 25 chỉ chiếm 4%.

Việc bạn có thể làm: Khám thai định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp của bạn mỗi lần khám thai. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu cao huyết áp nào, bác sĩ sẽ theo dõi chặt chẽ sức khỏe của bạn và cho thuốc giảm huyết áp. Tìm hiểu thêm về cao huyết áp thai kỳ và cách chế ngự.

Thừa cân có thể tăng nguy cơ tiền sản giật

Còn được biết đến như là bệnh nhiễm độc huyết, là một tình trạng rối loạn phức tạp được chẩn đoán khi bạn vừa bị cao huyết áp và xét nghiệm cho thấy có protein trong nước tiểu sau tuần thai 20. Bệnh này gây ra tình trạng tắc mạch máu khiến huyết áp tăng cao và hạn chế máu xuống các bộ phận khác của cơ thể.

Tiền sản giật có nhiều mức độ từ tự nhiên tới dữ dội và có thể diễn tiến từ chậm đến nhanh. Trong trường hợp trở nặng, bệnh có thể làm tổn hại giọng nói của bạn và gây ra vấn đề cho em bé như chậm phát triển, nước ối giảm, đứt nhau thai.

Những trường hợp bệnh nặng có thể dẫn tới cơn tai biến ngập máu, còn được gọi là sản kinh. Những phụ nữ được chẩn đoán bị tiền sản giật nặng sẽ được chỉ định dùng thuốc chống sản kinh.

Cân nặng là yếu tố ảnh hưởng phổ biến nhất nhưng không phải là yếu tố cốt yếu. Tiền sản giật thường xảy ra ở những phụ nữ dưới 20 tuổi và trên 35 tuổi. Nếu bạn dưới 35 tuổi và thừa cân, cũng ít có khả năng bị tiền sản giật hơn so với những phụ nữ cân nặng đúng chuẩn nhưng trên 35 tuổi.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng khoảng 9 đến 12% những phụ nữ thừa cân và béo phì được chẩn đoán là mắc bệnh tiền sản giật. Trong khi đó, chỉ có khoảng 4 đến 5% phụ nữ có chỉ số BMI từ 19 đến 25 có nguy cơ nhiễm bệnh.

Việc bạn có thể làm: Luôn đi thăm khám đúng hẹn để bác sĩ có thể kiểm tra huyết áp của bạn. Nếu bạn thừa cân và bị cao huyết áp, bác sĩ sẽ cho bạn xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra lượng protein trong nước tiểu.

Gọi ngay cho bác sĩ khi thấy mặt mình bị phù hoặc sung tấy lên; sưng đầu hoặc mũi; nhức đầu dữ dội hoặc liên tục; tăng cân nhanh; phần bụng trên đau dữ dội hoặc mềm; hay những thay đổi về hình ảnh như nhìn thành hai hình, nhìn bị nhòe, thấy chấm đốm hoặc tia sáng xẹt qua; nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất khả năng nhìn tạm thời.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Cha Mẹ Tốt

  • Cha Mẹ Tốt Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc