Thực hư chuyện khi mang thai có nên quan hệ không?
“Chuyện ấy” khi mang bầu chưa bao giờ là một đề tài nhàm chán, xung quanh vấn đề tưởng chừng như chỉ dành cho hai người này xuất hiện thêm nhiều cây hỏi “đỏ mặt” mà nhiều mẹ chắng dám tâm sự cùng ai, kiểu như khi mang thai có nên quan hệ không?
Bỏ qua tất cả để “yêu” như bình thường
Trong thời kỳ bầu bì, chẳng những mẹ không giảm ham muốn tình dục mà còn ham muốn “yêu và được yêu” còn tăng cao hơn bình thường. Ngay trong tuần đầu mang thai hai loại tiết tố hormon hướng sinh dục rau thai hCG (human Chorionic Gonadotropin) và các Steroid (progesteron và estrogen) đã bắt đầu thay đổi.
Hãy cứ “yêu” nếu mẹ thực sự muốn và cứ thăng hoa theo cách riêng của 2 vợ chồng
Cơ thể phụ nữ thay đổi mạnh cả về ngoại hình cũng như sinh lý, sinh hóa trong suốt thời gian bầu bì. 40 tuần thai là hành trình trải nghiệm thú vị về từng thai đổi từ nhỏ xíu đến to bự này. Riêng chuyện yêu, trừ khi có cảnh báo tiêng của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh còn lại mẹ cứ “bỏ qua tất cả” để “yêu” như bình thường.
Tờ The Health Site cũng cho rằng hầu hết mọi người nghĩ rằng “chuyện ấy” khi mang thai có thể ảnh hưởng đến đầu của em bé, cản trở sự phát triển não bộ. Nhưng thực tế không phải vậy, chỉ trừ khi có cảnh báo của bác sĩ về tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường.
Estrogen, “kẻ” vừa đáng yêu lại vừa đáng ghét
Thực ra thì việc estrogen thay đổi cơ bản sẽ phục vụ các chức năng hỗ trợ trong quá trình mang thai như tăng lưu lượng máu ở tử cung và toàn bộ khung xương chậu. Đồng thời, estrogen cũng giúp bôi trơn âm đạo và tăng độ nhạy cảm ở ngực và núm vú. Chính điều tuyệt vời giúp mẹ dễ dàng đạt được hưng phấn khi “yêu”.
Estrogen và các hormone khác cũng cúng chính là thủ phạm chính khiến mẹ mệt mỏi, buồn nôn trong tam cá nguyệt đầu tiên hoặc cả thai kỳ. Ốm nghén chưa bao giờ là dễ chịu. Nếu tình trạng này kéo dài, mẹ có thể chẳng muốn ăn uống, làm việc chứ đừng nói là “yêu”.
Có thai 1 tuần quan hệ có sao không?
Sự thay đổi hormone cũng diễn biến khác nhau theo từng thời kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, nỗi lo về nguy cơ sảy thai, thai lưu, cộng với tình trạng nghén, mệt mỏi thường khiến các bà bầu giảm ham muốn.
3 tháng giữa thường là giai đoạn hưng phấn nhất khi cơ thể chị em khỏe mạnh hơn, tâm lý thoải mái, đã qua giai đoạn thai nghén, đặc biệt là sự thay đổi nhiều về hooc môn sinh dục và chu kỳ tuần hoàn cơ thể. 3 tháng cuối, thai to chiếm hầu hết khoang bụng, cơ thể người phụ nữ mệt mỏi, không thoải mái, nỗi lo về sinh non xuất hiện… ảnh hưởng đến tâm lý.
1 tuần hay 10 tuần thì quan hệ tình dục đều không ảnh hưởng gì đến thai nhi mẹ ạ!
Cũng như việc “lên đỉnh” cần thăng hoa cảm xúc của cả hai vợ chồng, chuyện “yêu” khi mang thai cũng cần mẹ có tâm lý thoải mái. Trong tuần đầu tiên, thậm chí nhiều mẹ còn chưa nhận ra bản thân có thai nên quan hệ không ảnh hưởng gì.
Cần lưu ý rằng, có một số chị em gặp phải tình trạng chảy máu trong thời gian giao hợp. Điều này được lý giải là do một số mao mạch trong cổ tử cung đang bị sưng, có thể vỡ khi b kích thích mạnh khi quan hệ. Thông thường không có gì phải lo lắng nhưng mẹ vẫn có thể trao đổi với bác sĩ nếu muốn.
Giữ lửa “chuyện ấy” khi mang thai
Khi mang thai, để đảm bảo an toàn cho thai nhi, nhiều cặp vợ chồng thường kiêng dè chuyện “chăn gối”, đặc biệt là những gia đình đang mong con lại càng chú trọng hơn chuyện bảo vệ và giữ gìn thai nhi. Có người còn kiên quyết kiêng “chuyện ấy” trong suốt cả 9 tháng thai kỳ. Liệu đây có phải là...
Cách quan hệ khi mang thai
Mỗi tam cá nguyên lại có những cách quan hệ khác nhau. 3 tháng đầu bụng bầu chưa lớn nên mẹ hoàn toàn thoải mái lựa chọn những tư thế bản thân yêu thích.
Tam cá nguyệt thứ 2 cơ thể có những thay đổi rõ rệt, bụng bầu lớn hơn. Một số tư thế quan hệ khi mang thai khá an toàn trong giai đoạn này:
- Tư thế phụ nữ ở trên
- Tư thế nằm nghiêng một bên
- Tư thế vợ quỳ xuống, chồng sẽ quỳ ở đằng sau vợ
- Tư thế chồng ngồi trên ghế và vợ ngồi trên chồng
- Tư thế nằm ngửa ở gần mép giường và người chồng đứng
Tam cá nguyệt thứ 3 tư thế chồng nằm sau vợ có thể là sự lựa chọn an toàn trong giai đoạn này dành cho vợ chồng bạn, bởi sự xâm nhập sẽ không quá sâu và cũng không tạo áp lực trên bụng.
Lưu ý nếu quan hệ tình dục bằng miệng, cần nhắc nhở ông xã bạn không nên “thổi khí” vào âm đạo của bạn, vì trong thời kỳ mang thai, có thể gây ra bong bóng khí để chặn mạch máu.
Sáu tuần sau sinh mẹ sẽ quan hệ trở lại
Ngay sau khi sinh, vì nhiều lý do khác nhau nhu cầu tình dục của mẹ sẽ giảm xuống. Một phần do sự sụt giảm estrogen, nếu sinh thường vết khâu tầng sinh môn phải mất ít nhất 4 tuần mẹ mới cảm thấy bớt đau. Quay cuồng với việc chăm con dễ khiến mẹ bị stress, ham muốn cũng sẽ giảm….
6 tuần sau sinh là thời gian các chuyên gia khuyên bạn nên kiêng cữ. Quan hệ bằng miệng cũng cần tránh khoảng thời gian này. Lý do đơn giản là tránh nhiễm trùng, sản dịch hoặc bất kỳ vấn đề trầm cảm sau sinh nào đó. Lần đầu quay trở lại, có thể mẹ sẽ cần chất bôi trơn để dễ dàng đạt đến “cực khoái”.
Thời điểm tốt nhất để quan hệ sau sinh thăng hoa
Quan hệ sau sinh như thể nào để cả hai vợ chồng cùng đạt tới khoái cảm thăng hoa như lúc mới yêu phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm "yêu".
Xin khẳng định, câu hỏi khi mang thai có nên quan hệ không là hơi thừa mẹ nhé. Cứ làm mọi điều mẹ muốn khi có bầu, kể cả chuyện yêu.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.