Tiêm trưởng thành phổi: Những điều mẹ cần biết

shape

31 Th12

Julia PhạmTh12 31, 2019

Tiêm trưởng thành phổi: Những điều mẹ cần biết

Trong trường hợp thai nhi có nguy cơ sinh non, các bác sĩ sẽ chỉ định tiêm trưởng thành phổi nhằm mục đích giúp phổi của trẻ phát triển nhanh chóng hơn, giảm nguy cơ biến chứng và tử vong. Để mang lại hiệu quả tốt nhất, thuốc trợ phổi nên được tiêm ít nhất 24 giờ trước khi sinh và không quá 1 tuần trước ngày em bé chào đời.

Tiêm trưởng thành phổi: Những điều mẹ cần biết

Vì lợi ích của mẹ và bé, trước khi tiêm thuốc, mẹ nên tìm hiểu kỹ, đồng thời tham khảo thêm ý kiến bác sĩ

Có 2 loại thuốc trợ phổi thường dùng là betamethatsone, 2 liều 12mg tiêm bắp, mỗi liều cách 24 giờ hoặc dexamethasone, 4 liều 6mg tiêm bắp mỗi liều cách 12 giờ. Tiêm trường thành phổi thường được áp dụng cho phụ nữ mang thai từ 24-34 tuần có nguy cơ sinh non trong vòng 7 ngày. Mẹ bầu được tiêm thuốc trợ phổi phải nhập viện để bác sĩ theo dõi.

Sau tuần thai 34, nếu có dấu hiệu phổi thai nhi vẫn chưa trưởng thành, các bác sĩ có thể chỉ định mẹ tiêm trưởng thành phổi. Hiệp hội sản phụ khoa Anh khuyến cáo tất cả những mẹ bầu có ý định mổ lấy thai trước 39 tuần nên sử dụng thuốc trợ phổi tại thời điểm thai nhi 34 – 36 tuần. Trong khi đó, Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo không nên sử dụng thuốc sau tuần thai 34.

Thuốc trợ phổi hoạt động như thế nào?

Khi mẹ bầu được tiêm trưởng thành phổi, thuốc sẽ theo các mạch máu chuyển đến cơ thể thai nhi và tác động theo nhiều cách:

– Tăng khả năng sản xuất surfactant, chất chỉ có đủ sau tuần thai 32. Surfactant có vai trò làm giảm sức căng bề mặt của lớp dịch phế nang, chống lại lực đàn hồi của phổi. Nếu không sản xuất đủ surfactant, phổi có nguy cơ bị xẹp, dẫn đến suy hô hấp.

– Tăng thể tích phổi

– Giảm lượng chất lỏng trong phổi

Tiêm trưởng thành phổi: Những điều mẹ cần biết

Chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) và những liệu pháp điều trị
80% những trẻ đã từng trị liệu về ADHD cần tiếp tục điều trị, theo dõi cho đến tuổi thanh thiếu niên và hơn một nửa trong số này sẽ tiếp tục hành trình cho đến tuổi trưởng thành. Mặc dù biểu hiện của trẻ đã được cải thiện nhưng chúng vẫn cần tiếp tục học cách kiểm soát sự rối loạn của mình

  • Đối với mẹ:

– Tăng đường huyết nhẹ, bắt đầu sau mũi tiêm đầu tiên 12 giờ và kéo dài trong khoảng 5 ngày. Vì vậy, tầm soát tiểu đường thai kỳ nên thực hiện trước khi tiêm thuốc hoặc sau đó 5 ngày để có kết quả chính xác. Với những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nặng cần ở lại để theo dõi.

– Bạch cầu tăng 30% sau 24 giờ và trở lại bình thường sau 3 ngày.

Ngay khi có dấu hiệu dọa sinh non, mẹ nên nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tùy từng trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng thuốc giảm cơn gò tử cung hoặc tiêm trưởng thành phổi.

Ngoài những trường hợp dọa sinh non, tiêm trưởng thành phổi cũng được chỉ định trong những trường hợp suy dinh dưỡng bào thai, mẹ bầu lớn tuổi, trường hợp đa thai… Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ, tìm hiểu những ưu, khuyết điểm trước khi quyết định tiêm thuốc.

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Julia Phạm

  • Julia Phạm Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc