Tiêu chảy khi mang thai có đáng lo?
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ nếu có triệu chứng tiêu chảy đi kèm sốt và nôn mửa
1/ Nguyên nhân gây tiêu chảy khi mang thai
Trong khi nguyên nhân chủ yếu gây táo bón là do những thay đổi của cơ thể khi mang thai, “thủ phạm” khiến mẹ bầu bị tiêu chảy thường xuất phát từ những tác nhân bên ngoài. Nó có thể là do những gì bạn ăn, uống hoặc do quá trình luyện tập thể thao của mẹ bầu. Một số phụ nữ mang thai có thể bị tiêu chảy bởi một số loại vitamin bổ sung trong quá trình mang thai.
Ngộ độc thực phẩm, ký sinh trùng đường ruột, bệnh dạ dày, hoặc một cơn cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị tiêu chảy khi mang thai. Để biết được nguyên nhân chính xác, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra một cách cẩn thận.
Hầu hết các trường hợp tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục, mẹ bầu rất nhanh chóng bị mất nước, mệt mỏi, thậm chí có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Đau bụng khi mang thai: Khi nào mới đáng lo?
Lần đầu mang thai, bạn sẽ cảm thấy lo lắng đến mức đứng ngồi không yên nếu có bất kỳ điều gì "có vẻ" nguy hiểm, nhất là những triệu chứng có liên quan đến vùng bụng. Không phải bất cứ triệu chứng đau bụng khi mang thai nào cũng nguy hiểm đâu mẹ ơi.
2/ Điều trị tiêu chảy khi mang thai
– Mẹ bầu không nên chủ quan, coi thường triệu chứng tiêu chảy. Bạn nên đi khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân và được điều trị kịp thời để nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc uống vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
– Bổ sung nước cho cơ thể: Tiêu chảy gây nên tình trạng mất nước, vì vậy, mẹ bầu cần uống thêm nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất. Nước đun sôi để nguội là giải pháp an toàn cho mẹ. Không nên sử dụng các loại nước có ga, nước ngọt, nước ép trái cây…
– Tránh xa các loại thực phẩm có thể khiến tình trạng của bạn thêm tồi tệ như trái cây sấy khô, thực phẩm béo hoặc cay, và sữa trong trường hợp bạn bị dị ứng lactose.
– Ăn các loại thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy, các loại rau như cà rốt nấu chín, sữa chua
Điểm danh 20 loại trái cây tốt cho bà bầu
Không chỉ cung cấp vitamin và các loại khoáng chất cho cơ thể, hoa quả cho bà bầu còn chứa chất chống ôxy hóa, giúp tăng sức đề kháng và “hạ gục” nhanh chóng một số loại virus gây bệnh. Đừng bỏ qua những loại trái cây tốt cho bà bầu sau nhé!
Mẹ bầu nên đi khám bác sĩ trong các trường hợp sau đây:
– Tình trạng nghiêm trọng và kéo dài liên tục trong 2 ngày
– Tiêu chảy đi kèm với triệu chứng sốt và nôn mửa
– Xuất hiện những cơn đau bụng dữ dội
– Có máu trong “sản phẩm” đầu ra
3/ Hạn chế tiêu chảy khi mang thai
– Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những tiêu chí hàng đầu giúp mẹ bầu phòng ngừa triệu chứng tiêu chảy khi mang thai. Tránh xa các thực phẩm không đảm bảo về vệ sinh như rau sống chưa được rửa sạch, tiết canh, gỏi, thịt chưa được nấu chín kỹ…
– Không nên “la cà” hàng quán ngoài đường vì thường chúng không được đảm bảo vệ sinh
– Hạn chế sử dụng những thực phẩm nhiều gia vị và chất béo
– Chất sắt được xem là một trong những vị khắc tinh của tiêu chảy. Vì vậy, để phòng ngừa, mẹ bầu có thể tăng cường những thực phẩm giàu sắt trong thực đơn của mình. Tuy nhiên, thừa sắt lại là nguyên nhân gây táo bón. Mẹ bầu nên cẩn thận nhé!
>>> Xem thêm thảo luận có chủ đề liên quan:
- Mẹ bầu bị tiêu chảy phải làm sao?
- Thai 37 tuần đi ngoài bị tiêu chảy
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.