Tìm hiểu tất tần tật về chứng đau thần kinh tọa trong thai kỳ

shape

31 Th12

Martin NguyenTh12 31, 2019

Tìm hiểu tất tần tật về chứng đau thần kinh tọa trong thai kỳ

Đau thắt lưng, đau dọc theo sống lưng xuống hông, đau mỏi chân,… là những triệu chứng thường xuyên khiến mẹ bầu khó chịu. Đây là dấu hiệu cho thấy việc mẹ có thể đã mắc chứng đau thần kinh tọa hay thoát vị đĩa đệm trong thai kỳ.

Tìm hiểu tất tần tật về chứng đau thần kinh tọa trong thai kỳ

Tạm biệt cơn đau thắt lưng khi mang thai là ước mơ của nhiều mẹ bầu

Đau thần kinh tọa trong thời gian thai kỳ

Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, cơ thể mẹ bầu bắt đầu xuất hiện những cơn đau lưng. Các cơn đau này tăng dần tỉ lệ với thai kỳ và có thể kéo dài tới sau sinh. Vị trí đau thường bắt nguồn từ giữa cột sống đến thắt lưng và lan tỏa xuống một hoặc hai chân. Khi mẹ cử động mạnh hay làm việc quá sức cơn đau sẽ càng tăng cao. Các triệu chứng này là dấu hiệu của căn bệnh đau thần kinh tọa thai kỳ.

Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cơn đau thần kinh tọa khi mang thai có thể kể đến như:

  • Thay đổi hoocmon trong quá trình mang thai: trong suốt thời gian thai kỳ, nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm là nguyên nhân gây nên nhiều vấn đề sức khỏe của mẹ, trong đó có cơn đau thần kinh tọa.
  • Do sự phát triển của em bé trong bụng ngày càng lớn gây chèn ép lên dây thần kinh tọa của mẹ. Việc chèn ép này gây ra những cơn đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân.
  • Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thời gian thai kỳ cũng gây sức ép lên cột sống khiến dây thần kinh tọa bị chèn ép, gây nên những cơn đau.

Tìm hiểu tất tần tật về chứng đau thần kinh tọa trong thai kỳ

Cơn đau thắt lưng xuất hiện tỉ lệ với thời gian thai kỳ

Ngoài ra, nếu mẹ có tiền sử đau thần kinh tọa, khi mang thai các cơn đau sẽ xuất hiện nhiều và nặng hơn những mẹ bầu khác.

Điều trị cơn đau thần kinh tọa thời gian thai kỳ

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể tăng lên, các bộ phận nới lỏng để phù hợp với thể trạng cũng như cân nặng của mẹ và em bé trong bụng. Nếu không muốn chịu sự “hành hạ” của các tổn thương trên cơ thể, mẹ nên chăm sóc bản thân ngay từ khi xuất hiện những cơn đau đầu tiên nhé.

Dùng thuốc giảm đau khi mang thai là điều tuyệt đối cấm kị. Tác dụng phụ của thuốc có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của em bé trong bụng và cho ngay cả cơ  thể mẹ. Hơn thế nữa thuốc chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, thuốc hết thì cơn đau lại quay trở về. Mẹ hãy tham khảo một vài lời khuyên dưới đây để hạn chế các cơn đau thần kinh tọa nhé:

  • Thực hiện chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, khi ngủ mẹ nên nằm nghiêng, không nên nằm ngửa để hạn chế việc tử cung chèn ép dây thần kinh tọa.
  • Không đứng hoặc ngồi quá lâu, nếu mẹ là nhân viên văn phòng, cứ 30 phút/lần mẹ nên đứng lên và đi qua lại, vận động cơ thể.
  • Không ngồi vắt chéo chân hay dồn trọng lượng xuống mông, dễ dẫn đến cơn đau thần kinh tọa.
  • Không làm việc quá sức, tránh mang vác, làm việc nặng khi mang thai.
  • Tập các môn thể thao nhẹ nhàng như: đi bộ, yoga bầu, bơi lội,… giúp nâng cao sức khỏe và hạn chế sự xuất hiện của các cơn đau.
  • Kiểm tra sức khỏe cột sống nếu có dấu hiệu đau.

Tìm hiểu tất tần tật về chứng đau thần kinh tọa trong thai kỳ

Đừng quá chú tâm “ngồi” làm việc mà mẹ hãy chăm đi bộ thư giãn nữa nhé

Kiểm tra sức khỏe định kỳ trong thời gian mang thai là việc mẹ nên thực hiện thường xuyên. Trong từng giai đoạn thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ liên tục thay đổi. Những thay đổi này chủ yếu đến từ việc thay đổi cân nặng, ảnh hưởng đến cấu trúc xương, khớp.

Với tỉ lệ chữa trị thành công trên 95%, Phòng khám ACC là địa chỉ thăm khám uy tín dành cho mẹ bầu trong suốt thời gian thai kỳ. Bằng việc áp dụng kết hợp phương pháp trị liệu thần kinh cột sống cùng vật lý trị liệu, các bác sĩ chuyên khoa ACC đã giúp nhiều bệnh nhân chữa lành các cơn đau tự nhiên mà không dùng thuốc hay phẫu thuật.

Tìm hiểu tất tần tật về chứng đau thần kinh tọa trong thai kỳ

Bác sĩ điều chỉnh xương khớp của mẹ bằng các động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng

Khi thăm khám tại ACC, mẹ bầu sẽ được theo dõi sự thay đổi liên tục của cơ thể. Thông qua đó bác sĩ sẽ kịp thời điều chỉnh xương khớp của mẹ bằng các động tác nắn chỉnh nhẹ nhàng phù hợp với tình trạng thai kỳ, và đánh bay những cơn đau khó chịu. Việc chăm sóc cơ thể một cách khoa học còn giúp mẹ mau chóng lấy lại sức khỏe sau khi sinh.

Làm mẹ là thiên chức cao quý của mọi người phụ nữ. Để chào đón bé cưng chào đời, mẹ sẽ phải trải qua nhiều cơn đau và sự khó chịu không thể nói thành lời. Tuy nhiên, mẹ hãy thật thông thái để chăm sóc cơ thể một cách thông minh và “tạm biệt” những cơn đau không đáng có mẹ nhé!

Ưu đãi hấp dẫn, đừng bỏ lỡ!

Phòng khám ACC giảm giá 5% trên tổng hóa đơn cho mỗi lần điều trị, cơ hội chỉ dành riêng cho độc giả MarryBaby. Chương trình áp dụng đến hết ngày 31-12-2017, tại tất cả các chi nhánh.

·         Phòng khám tại Hà Nội: 44 Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

·         Phòng khám tại Quận 3, TP.HCM: 161 Hai Bà Trưng, Phường 6, Quận 3, TP.HCM

·         Phòng khám tại Quận 5, TP.HCM: 133 Nguyễn Trãi, Phường 2, Quận 5, TP.HCM

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ [email protected] để nhận được giải đáp nhanh nhất Mẹ nhé

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Martin Nguyen

  • Martin Nguyen Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc