Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai (P.1)

shape

30 Th11

Khanh ElisaTh11 30, 2019

Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai (P.1)

Tuần thai thứ nhất

  • Bắt đầu bổ sung vitamin nếu như trước đây bạn chưa tiến hành việc này
  • Tính toán ngày dự sinh
  • Cùng với chồng xem xét tiền sử bệnh lý của gia đình, bao gồm những bệnh di truyền hay do rối loạn nhiễm sắc thể
  • Bỏ hút thuốc lá hoàn toàn và giảm thiểu tất cả những thói quen không tốt cho sức khỏe

Tuần thai thứ hai

  • Giảm lượng dung nạp cà phê
  • Xin sự tư vấn của bác sĩ để biết các loại thuốc cần tránh trong suốt thai kỳ
  • Bắt đầu một chế độ ăn cân bằng, lành mạnh
  • Không tập luyện quá sức

Tuần thai thứ ba

  • Theo dõi những dấu hiệu mang thai sớm
  • Tìm hiểu những thực phẩm nên tránh khi mang thai

Tuần thai thứ tư

  • Kiểm tra chắc chắn tình trạng mang thai của bạn bằng que thử thai tại nhà hoặc đến gặp bác sĩ
  • Tìm kiếm một số địa chỉ bệnh viện hay phòng khám sản khoa uy tín

Tuần thai thứ năm

  • Mua một cuốn cẩm nang dành cho bà mẹ mang thai để tham khảo kỹ hơn việc mình cần chuẩn bị
  • Download một ứng dụng dành cho phụ nữ mang thai để giúp mọi việc vào đúng khuôn khổ
  • Mua một cuốn sổ nhật ký mang thai để bắt đầu lưu lại những sự việc đáng nhớ trong suốt thai kỳ
  • Đảm bảo mình uống thật nhiều nước

Tóm lược việc mẹ cần làm trong các tuần thai (P.1)

Ngoài nước tinh khiết, mẹ có thể bổ sung nước khoáng, nước trái cây…

Tuần thai thứ sáu

  • Thông báo tin bạn đã có bé yêu đến những người thân
  • Xem xét về bác sĩ hay dịch vụ sức khỏe mà bạn đã lựa chọn và nếu không hài lòng, bạn có thể tìm kiếm một đối tác mới.

Tuần thai thứ bảy

  • Lên lịch cho lần khám thai đầu tiên
  • Đặt ra danh sách câu hỏi cho lần gặp bác sĩ đầu tiên
  • Xem xét lại tủ mỹ phẩm của bạn và gom lại những sản phẩm chứa nhiều hóa chất không tốt cho thai nhi

Tuần thai thứ tám

  • Mua sắm áo nịt ngực mới. Bạn nên chọn loại size lớn hơn và mềm, không gọng
  • Bắt đầu những bài tập Kegel
  • Chuẩn bị những loại thuốc kháng acid để đối phó với hiện tượng ợ nóng khi mang thai
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng với nha sĩ
  • Thảo luận với bác sĩ của bạn về những xét nghiệm sẽ tiến hành trong cả thai kỳ

Tuần thai thứ chín

  • Tìm kiếm những sản phẩm làm sạch nhà cửa có nguồn gốc thiên nhiên
  • Thử ghi ra danh sách những việc cần làm trước khi bạn chào đón em bé
  • Lên ngân sách cho việc sinh và nuôi con
  • Ăn nhiều rau và hoa quả
  • Đi bộ hay tập một bài tập thích hợp kéo dài khoảng 30 phút và biến nó thành thói quen hàng ngày

Tuần thai thứ 10

  • Nhớ rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn dẫn đến cảm cúm
  • Thử một số phương pháp tự nhiên để giảm khó tiêu
  • Kiểm tra chính sách nghỉ thai sản của công ty

Tuần thai thứ 11

  • Tránh rạn da bằng các sản phẩm làm ẩm, chống rạn
  • Tránh xông hơi, tiếp xúc với môi trường có nhiệt độ cao hay bất cứ thứ gì có thể khiến nhiệt độ của bạn tăng lên quá 38,5oC
  • Tiến hành những kiểm tra sàng lọc đầu tiên để chuyên gia biết nên tiến hành những bước nào tiếp theo
  • Kiểm tra tim thai.
  • Nếu được yêu cầu đặc biệt từ bác sĩ, bạn có thể sẽ làm xét nghiệm kiểm tra độ mờ da gáy (NT), xét nghiệm nhung màng đệm (CVS)

Tuần thai thứ 12

  • Lên kế hoạch cho kỳ nghỉ nếu bạn có điều kiện
  • Chắc chắn rằng bạn khởi động thật kỹ càng trước khi tập thể dục
  • Tránh bất kỳ bài tập nào đòi hỏi bạn nằm ngửa trên lưng của mình

 

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

FAQs

Khanh Elisa

  • Khanh Elisa Image

    Xin quý đọc giả lưu ý

    – Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
    – Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.

Gửi bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được giữ bí mật và không chia sẻ công khai. Các ô đánh dấu * là bắt buộc