Tóm tắt sự phát triển của thai nhi theo từng tháng
Mẹ có tò mò muốn biết sự phát triển của thai nhi theo từng tháng có gì khác biệt? Con có đang phát triển đúng với "tiến độ" thông thường? Tìm hiểu ngay những thông tin sau đây, mẹ nhé!
1/ Tháng thứ nhất
Sự hình thành của thai nhi chính thức được bắt đầu từ giây phút “gặp gỡ” giữa tinh trùng và trứng. Sau khoảng 3 ngày kể từ “phút giây định mệnh”, trứng được thụ tinh sẽ phân chia thành nhiều tế bào, và được “gắn” chặt vào thành tử cung. Kinh nguyệt của bạn cũng chính thức “mất tích” kể từ lúc trước được thụ tinh.
Giai đoạn này thai nhi chỉ là một túi phôi nhỏ, với đường kính khoảng 0,1 – 0,2 mm. Ngày thứ 18 đến 25 sau khi thụ tinh, tim thai sẽ bắt đầu nhịp đập đầu tiên. Giới tính thai nhi, màu tóc, màu mắt của bé cũng đã được xác định trong giai đoạn này. Đến cuối tháng thứ nhất, thai nhi chỉ bé bằng một hạt vừng, và đang bắt đầu “xây dựng” những nền móng đầu tiên.
Một thực đơn giàu a-xít folic sẽ giúp thai nhi ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh trong 3 tháng đầu thai kỳ
2/ Tháng thứ hai
Mẹ có tin được không, chỉ sau 1 tháng phát triển, giờ bé cưng đã lớn hơn lúc vừa được thụ tinh tới 10.000 lần rồi đấy. Một tốc độ đáng kinh ngạc đúng không? Nghe vậy thôi, nhưng lúc này con chỉ dài khoảng 2 cm và không nặng hơn 1 hạt đậu phộng.
Tim của bé lớn hơn, và bắt đầu “nhiệm vụ” lưu chuyển máu đi khắp cơ thể, hoạt động của tim thai lúc này đã có công suất bằng 20% hoạt động của một trái tim người lớn bình thường. Mẹ thậm chí có thể nhìn rõ nhịp đập của tim nếu tiến hành siêu âm trong tuần thứ 6 của thai kỳ. Gan, tuyến tụy, phổi, và dạ dày cũng có thể được nhìn thấy. Giai đoạn này, bộ phận sinh dục của con cũng đã thành hình, nhưng thật khó để có thể bé là công chúa hay hoàng tử.
Thông tin thú vị dành cho mẹ: Sau tháng thứ 2, tốc độ phát triển của thai nhi sẽ giảm hẳn. Bởi nếu duy trì tốc độ phát triển như vậy, cho đến ngày chào đời, con có thể nặng tới hơn … 10 tấn.
3/ Tháng thứ 3
Tháng thứ ba của thai kỳ, khuôn mặt thai nhi đã được hình thành, tuy chưa rõ ràng các giác quan nhưng đã có hình hài của một em bé. Bé cưng đã có thể mỉm cười hoặc làm một khuôn mặt hài hước. Mẹ có tin được không? Vào lúc này, con đã có hẳn 20 chiếc răng bé xíu chỉ trực chờ để cho mẹ thấy thôi đấy.
Con đã nặng khoảng 28 gram, và thường xuyên “hoạt náo” trong bụng của mẹ. Chắc mẹ không tưởng tượng nổi con đã “nhào lộn” những 20 lần trong vòng 1 giờ, kể cả lúc mẹ đang nằm ngủ đâu đúng không?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
Bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng giữa? Đây là băn khoăn của rất nhiều mẹ bầu, bởi trong giai đoạn này bé cưng phát triển rất nhanh và nhu cầu dinh dưỡng của mẹ tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.
4/ Tháng thứ 4
Từ đầu đến chân bé bây giờ đã bằng một cây thước nhỏ, khoảng 20 cm rồi mẹ ơi. Thai nhi bắt đầu phát triển các cơ quan tiêu hóa. Cứ mỗi 40-45 phút, bé sẽ “dọn nước” ở bàng quang của mình một lần. Nhau thai cũng đã phát triển hoàn chỉnh trong tháng này, và dây rốn, phần chịu trách nhiệm chính để chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ cho thai nhi cũng bắt đầu tăng năng suất hoạt động. Đừng quên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng để con có thể phát triển tốt nhất trong giai đoạn này, mẹ nhé!
Mẹ bầu chú ý: Thời điểm này, bé cưng khá nhạy cảm với âm thanh, và một tiếng động lớn có thể khiến con bị giật mình. Vì vậy, nếu cho con nghe nhạc, mẹ chỉ nên chọn những bài nhẹ nhàng, và không nên mở volume quá lớn đâu nhé!
5/ Tháng thứ 5
Sự phát triển của thai nhi trong tháng thứ 5 sẽ ngang bằng một trái dừa, với chiều dài khoảng 25 cm và nặng khoảng 400 gram. Lông tơ bắt đầu “phủ” khắp người con để giữ ấm. Các tuyến trong da bắt đầu sản xuất một loại “kem dưỡng” mang tên vernix, hoạt động như một “hàng rào” chống thấm nước giúp bảo vệ da bé trong nước ối. Đây chính là lớp “cứt trâu” vẫn tồn tại trên đầu nhiều bé sau khi sinh ra đó mẹ ơi.
Phản xạ mút của thai nhi cũng bắt đầu được hình thành. Vì vậy, mẹ đừng quá ngạc nhiên nếu đi siêu âm và nhìn thấy con đưa tay vào miệng nhé! Chẳng qua ngón tay “đi lạc” và con “tận dụng” cơ hội mà thôi.
6/ Tháng thứ 6
Các ngón tay đã phát triển đầy đủ, và bé cưng đã có thể di chuyển ngon tay mình một cách “điệu nghệ”. Nếu đi siêu âm, nhiều bé tinh nghịch thậm chí còn giơ tay chào mẹ nữa đấy!
Cuối tháng thứ 6, bé cưng đã dài khoảng 30 cm và nặng gần 1 kg. Hệ miễn dịch của bé đang phát triển, và con đang bắt đầu hình thành các kháng thể của riêng mình. Xương tai trong và đầu mút thần kinh não đã phát triển đầy đủ, và con đã có thể nghe mọi âm thanh xảy ra xung quanh. Thậm chí, bé có thể phản hồi lại những âm thanh bên ngoài. Thử cho con nghe nhạc hoặc nói chuyện với con để cảm nhận cách con chuyển động và cách bé thay đổi nhịp tim của mình.
Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận những chuyển động của con ngày càng nhiều hơn
7/ Tháng thứ 7
Não bộ của bé đã phát triển gần như hoàn chỉnh, và các lớp mỡ dưới da cũng bắt đầu hình thành giúp da bé căng hơn. Bé đã có thể điều chỉnh thân nhiệt của mình. Tuy nhiên, thân nhiệt của bé vẫn luôn cao hơn so với mẹ.
Mắt của bé đã có thể mở, và khá “nhạy cảm” với sự thay đổi ánh sáng trong tử cung. Tai cũng hoạt động “nhiệt tình” hơn. Con sẽ cảm thấy bình tĩnh hơn mỗi khi được nghe giọng nói quen thuộc của mẹ. Nhớ thường xuyên trò chuyện với con trong tháng này mẹ nhé, nhất là những lúc con bị giật mình.
8/ Tháng thứ 8
Sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này gần như đã đầy đủ, và cân nặng đang tăng với một tốc độ “chóng mặt”. Chỉ trong 2 tháng cuối thai kỳ, bé cưng sẽ hoàn thành một nửa trọng lượng “chỉ tiêu” sau khi sinh.
Lớp lông tơ bao phủ sẽ biến mất dần trong khi tóc của bé bắt đầu dày lên. Một số bé sinh ra với một cái đầu đầy tóc, trong khi số khác thì loe hoe vài cọng. Mặc dù vậy, mọi chuyện sẽ thay đổi trong 6 tháng đầu sau sinh.
Lên "dây cót" tinh thần tháng thứ 8
Những khó chịu trong thai kỳ sẽ tăng lên dần cùng với kích cỡ vòng bụng của bạn. Mang thai tháng thứ 8, chứng đau lưng nhiều khi sẽ khiến mẹ trằn trọc mất ngủ cả đêm. Mẹ bầu nên làm gì để thoải mái hơn nhỉ?
9/ Tháng thứ 9
4 tuần cuối thai kỳ, bé cưng tăng trưởng với một tốc độ vượt bậc, với các cơ quan gần như “đủ chuẩn” của trẻ sơ sinh. Sang tháng thứ 9, bé cưng đã đủ sức khỏe để có thể xuất hiện trước mặt mẹ bất cứ lúc nào. Bầu nên cẩn thận những dấu hiệu chuyển dạ để đến bệnh viện một cách kịp thời nhé!
Để theo dõi hình ảnh của bé yêu trong từng tháng, mời mẹ click vào link bên dưới.
Hình ảnh sự phát triển của thai nhi qua từng tháng tuổi
Bạn nhận được 2 gạch đỏ? Xin chúc mừng, nhưng vui cũng chớ quên nhiệm vụ. Đã đến lúc mẹ bầu "nằm lòng" những thông tin cơ bản về sự phát triển của thai nhi. Kích thước, cân nặng của thai nhi theo từng tháng thay đổi ra sao? Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!
MarryBaby
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.