Top 10 thực phẩm tốt cho trí não thai nhi
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu như thế nào hợp lý? Thực phẩm nào tốt cho sự phát triển của thai nhi, nhất là phát triển trí não? Câu trả lời chung của hầu hết các chuyên gia dinh dưỡng với những câu hỏi dạng này: Thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu nên đa dạng, cân bằng các nhóm chất. Tăng cường bổ sung chất lỏng, hoặc thực phẩm giàu omega-3, dưỡng chất tốt cho sự phát triển não của thai nhi.
Duy trì thực đơn dinh dưỡng đa dạng, cân bằng là lời khuyên mẹ bầu được nghe khá nhiều
Tuy nhiên, nếu bầu vẫn cảm thấy mơ hồ với câu trả lời trên, MarryBaby gợi ý 10 thực phẩm tốt cho trí não thai nhi. Thử tham khảo mẹ nhé!
1. Tận dụng nguồn chất béo trong cá hồi
Chứa nhiều omega-3 và DHA, từ lâu cá hồi đã được biết đến như một thực phẩm bổ sung cực tốt cho trí não. Hơn nữa, cá hồi cũng chứa rất ít thủy ngân, rất an toàn cho mẹ bầu và bé cưng. Các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tăng cường ít nhất 2 bữa cá hồi/ ngày hoặc những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá mòi, cá trích…
2. Hạt bí
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thèm ăn vặt không thể thiếu món hạt bí. Hạt bí vừa “cứu” bà bầu khỏi cơn buồn miệng, vừa bổ sung một lượng kẽm dồi dào, dưỡng chất cần thiết cho quá trình xây dựng cấu trúc tế bào não.
Mẹ bầu lưu ý: Phần lớn kẽm trong hạt bí đều tập trung ở phần vỏ. Vì vậy, khi bóc vỏ, nhớ nhẹ nhàng một chút, bầu nhé!
3. Rau chân vịt – Thực phẩm giàu axit folic
Không chỉ giàu sắt, rau chân vịt còn chứa a-xít folic, dưỡng chất quan trọng ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo, ngoài 3 tháng đầu, việc bổ sung a-xít folic cũng rất cần thiết trong những giai đoạn sau của thai kỳ, bởi a-xít folic giúp điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, bảo vệ mô não trong quá trình phát triển của thai nhi.
Lưu ý: Đừng nấu rau quá chín, sẽ mất đi các dưỡng chất cần thiết.
4. Đừng quên choline từ trứng
Trứng giàu protein, sắt và đặc biệt là choline – dưỡng chất quan trọng giúp phát triển não bộ. Bổ sung choline cho trẻ cũng sẽ giúp duy trì khả năng học hỏi trong suốt cuộc đời trẻ. Lượng choline khuyến cáo: 450mg/ ngày. Mẹ bầu nhớ nhé!
5. Dinh dưỡng từ khoai lang
Khoai lang chứa beta-carotene, dưỡng chất sẽ chuyển hóa thành vitamin A, hỗ trợ sự phát triển thị giác và hệ thống thần kinh trung ương. Trung bình, mỗi ngày bà bầu cần bổ sung khoảng 700 mcg beta-carotene, và khoai lang, cà rốt là những lựa chọn hoàn hảo nhất.
6. Hạnh nhân giàu selen
Ngoài lượng a-xít béo dồi dào, hạnh nhân còn chứa một lượng lớn selen. Thiếu selen là nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển trí não của thai nhi. Không cần nhiều, nhưng mỗi ngày mẹ bầu nhớ bổ sung 60mcg selen từ các loại hạt như hạnh nhân nhé!
7. Thực phẩm giàu sắt
Thiếu máu do thiếu chất sắt là vấn đề thường gặp của hầu hết phụ nữ mang thai. Thiếu máu sẽ làm mẹ bầu mệt mỏi, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng qua nhau thai. Hơn nữa, sắt còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành myelin, chất giúp hỗ trợ quá trình truyền thông tin tới não, đẫn đến hiện tượng suy nhược thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Gợi ý thực phẩm giàu sắt: Các loại hạt, đậu, thịt bò, ngũ cốc nguyên hạt, chocolate đen…
Bổ sung sắt và canxi: Sai một li, đi một dặm
Axit folic, canxi và sắt là ba dưỡng chất không thể thiếu để duy trì một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu trong 3 tháng đầu, axit folic đóng vai trò chủ đạo trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu thì ở giai đoạn giữa và cuối của thai kỳ, sắt và canxi cũng không chịu "lép vế"
8. Đậu phộng
Ngoài protein và lipit, đậu phộng còn rất giàu a-xít béo bão hòa, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển trí não của thai nhi. Các loại khoáng chất khác như can-xi, phốt pho, sắt… trong đậu phộng cũng đều cao hơn so với thịt, trứng và sữa. Xét về giá trị dinh dưỡng, đậu phộng cũng rất đa dạng và toàn diện với đầy đủ các loại vitamin A, B, E, K cùng với lecithin, amino axít, choline, axít oleic, axít arachidic, axít béo, axít palmitic…
9. Sữa chua giàu i-ốt
Không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, thiếu hụt i-ốt khi mang thai còn dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thầnh sau sinh. Sữa chua giàu i-ốt và protein giúp ngăn ngừa các vấn đề về tinh thần cũng như sự thiếu cân của trẻ khi sinh ra. Ngoài sữa chua, sữa, lê và muối i-ốt cũng là nguồn cung cấp i-ốt rất tốt.
10. Quả bơ – Nguồn chất béo dồi dào
Bơ chứa hàm lượng axit oleic cao giúp tạo ra myelin – chất tạo thành lớp bảo vệ các dây thần kinh trong hệ thần kinh trung ương. Trong khi khoảng 25-35% lượng calo hàng ngày đến từ chất béo, đa số đều là chất béo đơn bão hòa và bơ là loại quả rất giàu nguồn chất béo này.
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.