Trẻ sơ sinh bị đau bụng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ sơ sinh bị đau bụng rất khó phát hiện vì bé còn quá nhỏ để có thể nói cho cha mẹ biết, chỉ có một dấu hiệu duy nhất là bé không ngừng khóc. Vì thế, nếu bé khóc liên tục mà không rõ lý do thì có thể bé đang bị đau bụng.
Đau bụng ở trẻ sơ sinh là gì?
Khóc là một bản năng ở trẻ sơ sinh để hướng sự chú ý của cha mẹ đến nhu cầu của mình. Nhưng nếu bé khóc không ngừng và không thể dỗ được mà không có lý do rõ ràng thì có thể bé đang bị đau bụng.
Đau bụng ở trẻ sơ sinh không phải là một căn bệnh nguy hiểm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé và khiến cha mẹ lo lắng. Tình trạng đau bụng thường xuất hiện từ 2 đến 3 tuần sau khi sinh và sẽ tự biến mất khi bé được 3 đến 4 tháng tuổi.
Theo nghiên cứu, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị đau bụng chiếm tới 30%, có nghĩa đau bụng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng khá phổ biến.
Bé dưới sáu tháng tuổi thường có những cơn khóc kéo dài từ 3 giờ trở lên. Tình trạng này kéo dài liên tục từ 3 ngày đến một tuần, cũng có thể kéo dài đến trên ba tuần.
Nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ sơ sinh?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng ở trẻ sơ sinh. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là:
Trào ngược dạ dày thực quản
Bé có thể bị đau bụng do bị trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng axit dạ dày di chuyển ngược lên thực quản gây ra những cơn đau bụng cho trẻ sơ sinh.
Hệ tiêu hóa non nớt
Trẻ sơ sinh có hệ thống tiêu hóa vô cùng non nớt, vì thế bất cứ thứ gì bé ăn vào đều sẽ nhanh chóng chuyển đến ruột ngay cả khi nó chưa được dạ dày nghiền nát hoàn toàn. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành khí gây đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Dị ứng sữa mẹ
Một số trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với một số loại thực phẩm, đôi khi bé không hấp thụ được đường sữa hoặc bị dị ứng sữa mẹ. Do đó, khi bé bú sữa mẹ, bé có thể bị đau bụng.
Cơ địa nhạy cảm
Nhiều người cho rằng những em bé nhạy cảm thường hay khóc để giải tỏa căng thẳng về thể chất. Và đau bụng thường diễn ra phổ biến hơn ở những em bé dễ bị căng thẳng bởi những tiếng động và âm thanh lạ.
Bé khóc có thể là do bị dị ứng sữa mẹ gây đau bụng.
Nuốt phải khí trong khi ăn
Khi ăn, bé có thể bị nuốt phải không khí gây nên tình trạng đầy hơi, đau bụng khiến bé khó chịu, quấy khóc.
Chế độ ăn uống và lối sống của mẹ
Một số chuyên gia cho rằng đau bụng ở trẻ sơ sinh cũng có thể xuất phát từ các lựa chọn chế độ ăn uống và lối sống khác nhau của người mẹ khi mang thai. Ví dụ, phụ nữ hút thuốc khi mang nhiều khả năng sinh con bị đau bụng. Hoặc mẹ hút thuốc trong thời gian cho con bú cũng có thể gây đau bụng cho bé.
Mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh
Nghiên cứu chỉ ra rằng những trẻ sơ sinh bị đau bụng có hệ vi sinh đường ruột không giống với những trẻ sơ sinh không bị đau bụng. Điều này có nghĩa rằng đã có sự mất cân bằng vi khuẩn lành mạnh ở trẻ sơ sinh bị đau bụng.
Mặc dù hầu hết các trường hợp khóc không ngừng ở trẻ sơ sinh thường liên quan đến đau bụng nhưng cha mẹ cũng cần xem xét tới các nguy cơ khác bé có thể gặp phải, chẳng hạn như thoát vị, nhiễm trùng dạ dày hoặc các bệnh khác… Điều quan trọng đối với cha mẹ là xác định các dấu hiệu và triệu chứng của đau bụng.
Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau bụng
Bạn có thể dựa vào cách nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng dưới đây để biết con có bị đau bụng hay không:
Bé khóc khác thường
Bạn thường có thể tìm thấy sự khác biệt rõ ràng giữa khóc đau bụng và khóc bình thường. Bé bị đau bụng thường phát ra những tiếng khóc to, the thé (khóc thét).
Khóc từng cơn cùng một lúc
Trẻ sơ sinh có xu hướng bị đau bụng chủ yếu vào khoảng giữa trưa và có đau nhiều hơn vào buổi tối. Khi bạn đã cố gắng dỗ dành bé, cho bé ăn, ru bé ngủ nhưng đều không thể làm bé ngưng khóc thì nhiều khả năng là bé đang bị đau bụng.
Tư thế cơ thể khi bé khóc
Khi bé bị đau bụng, trong khi khóc bé thường cong lưng, ưỡn ngực, nắm chặt tay và cong.
Dấu hiệu cơ thể
Trẻ sơ sinh bị đau bụng có xu hướng hít nhiều không khí và vì vậy bé sẽ ợ nhiều hơn bình thường.
Bạn cũng có thể dựa vào các dấu hiệu cơ thể khác khi bé khóc như khuôn mặt đỏ ửng, bụng cứng hơn.
Nếu bé khóc kéo dài mà không rõ nguyên nhân tốt nhất bạn nên đưa bé tới bác sĩ thăm khám để chẩn đoán chính xác các tình trạng mà bé có thể gặp phải, từ đó mới có thể giúp bé ngưng khóc.
Bé thường khóc giẫy nảy khi bị đau bụng.
Cách chữa đau bụng ở trẻ sơ sinh
Điều trị bằng thuốc Tây theo kê đơn của bác sĩ
Tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng đi ngoài có thể điều trị theo 2 cách: Điều trị bằng thuốc Tây theo kê đơn của bác sĩ và điều trị tại nhà bằng phương pháp dân gian.
+ Cho bé uống men vi sinh: Probiotic là một loại men vi sinh lợi khuẩn, rất tốt cho ruột của bé vì thế mẹ có thể cho bé uống men vi sinh theo kê đơn của bác sĩ để giúp hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, tránh khỏi tình trạng đau bụng và khóc kéo dài.
+ Thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng: Bạn không được mua thuốc cho bé ở các nhà thuốc mà phải đưa bé đi khám bác sĩ và cho bé uống thuốc giảm đau hoặc thuốc đau bụng theo kê đơn của bác sĩ. Trong thời gian này, bạn cũng nên cho bé uống nhiều nước hơn để giúp thải độc ruột tốt hơn.
+ Dùng sữa công thức: Nếu bé bị đau bụng do dị ứng sữa mẹ thì bạn có thể cho bé uống sữa công thức theo kê đơn của bác sĩ. Công thức sữa thủy phân giúp bé tiêu hóa dễ dàng, làm giảm bớt gánh nặng cho hệ tiêu hóa non nớt của bé.
Cách trị đau bụng ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
+ Hạt cây thì là
Hạt cây thì là rất hiệu quả trong việc làm giảm chứng đầy bụng do nuốt phải không khí ở trẻ nhỏ và cả làm giảm cơn đau dạ dày.
Cách dùng: Cho một muỗng cà phê hạt cây thì là vào một cốc nước ấm rồi cho bé uống 2 đến 3 lần trong một ngày.
+ Húng quế
Các đặc tính chống co thắt của húng quế rất hữu ích trong việc làm giảm đau bụng cho bé.
Cách dùng: Bỏ một vài lá húng quế khô vào một cốc nước ấm ngâm trong vài phút. Cho bé uống mỗi lần 2 muỗng cà phê nước húng quế để giúp chữa đau bụng cho bé.
+ Thảo dược A ngùy (asafoetida)
Đặc tính chống đầy hơi của thảo dược A ngùy có tác dụng kỳ diệu trong việc làm giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Cách dùng: Bạn có thể lấy một nhúm thảo dược A ngùy thêm vài giọt nước rồi dán lên bụng bé 2 đến 3 lần một ngày để chữa đau bụng cho bé.
+ Sau mỗi lần bú hãy vuốt lưng và bụng cho bé
Trẻ sơ sinh có xu hướng hít phải nhiều không khí trong khi bú. Không khí này bị mắc kẹt và gây đau bụng dữ dội. Để đẩy khí ra ngoài, sau khi bú, bạn có thể thực hiện vuốt lưng và bụng cho bé.
Cách thực hiện: Bạn hãy đặt bé ở tư thế thẳng đứng và nhẹ nhàng vuốt lưng và bụng sau mỗi lần bú.
+ Áp dụng bài tập gập gối nhẹ nhàng cho bé
Bài tập gập gối hoặc đẩy đầu gối rất hiệu quả trong việc làm giảm các vấn đề về khí và đau bụng ở trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện: Đặt bé nằm ngửa rồi bạn gập gối của bé sau đó đẩy về phía bụng. Bạn có thể cho bé thực hiện bài tập này 4 đến 5 lần mỗi ngày.
+ Dùng dầu để massage cơ thể cho bé
Massage dầu rất hiệu quả trong việc chống đau bụng ở trẻ sơ sinh. Xoa bóp giúp tiêu hóa tốt hơn và cũng ngăn ngừa sự hình thành khí.
Cách thực hiện: Bạn có thể làm ấm bất kỳ loại dầu massage dành cho trẻ sơ sinh nào (ô liu, hạnh nhân…) và massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
Bạn có thể massage cho bé để giúp tống hơi ra ngoài.
+ Áp dụng chườm ấm
Chườm ấm rất tốt cho việc chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh.
Cách thực hiện: Bạn lấy một miếng vải mềm rồi nhúng vào nước ấm, sau đó vắt khô và đắp lên bụng bé, nhẹ nhàng xoa theo chuyển động tròn. Thực hiện cách này 2 lần mỗi ngày.
+ Tắm nước ấm
Tắm nước ấm là một cách tuyệt vời để giúp bé giảm đau bụng, giúp thư giãn cơ thể và ngủ ngon hơn.
Cách thực hiện: Đổ đầy nước ấm vào chậu tắm cho bé rồi cho bé tắm. Bạn có thể nhẹ nhàng vuốt ve bụng bé để khí đẩy khí ra ngoài giúp mẹ hết đau bụng.
+ Dầu bạc hà
Dầu bạc hà có đặc tính giảm đau, mang lại cảm giác thư giãn cho trẻ nhỏ.
Trộn một vài giọt dầu bạc hà với dầu massage cho bé và làm cho nó chuyển động tròn trên vùng bụng bé. Bạn có thể làm điều này hai lần một ngày để giúp giảm đau bụng cho bé.
+ Hát ru bé
Ca hát thực sự có thể xoa dịu tinh thần và cơn đau của bé. Vì vâỵ mẹ hãy hát ru khi bé khóc để đưa bé vào giấc ngủ.
+ Giữ bé ở tư thế thẳng đứng
Giữ em bé ở vị trí này giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn và ngăn ngừa được bất kỳ tình trạng trào ngược nào.
+ Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của mẹ
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống của người mẹ có thể giúp giảm đau bụng ở trẻ sơ sinh. Điều này có thể có hiệu quả trong trường hợp người mẹ cho con bú đang hút thuốc hoặc ăn một chế độ ăn kiêng có thể gây khó chịu cho trẻ.
Trẻ sơ sinh bị đau bụng, khi nào thì nên đến gặp bác sĩ?
Đau bụng không phải là một loại bệnh nghiêm trọng, nhưng khi có những dấu hiệu dưới đây bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay:
- Nếu bé bị tiêu chảy hoặc có dấu vết máu trong phân.
- Nếu bé bị sốt 38 độ C trở lên.
- Nếu bé không chịu ăn hoặc tăng cân đúng tiêu chuẩn.
- Nếu bé bị nôn trớ thường xuyên.
- Nếu bé thường xuyên trong trạng thái buồn ngủ hoặc lờ đờ.
- Nếu bạn thấy bé hay bị đau ốm hoặc có thể đã bị bất kỳ thương tích nào.
Xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị đau bụng không hề đơn giản vì trẻ còn quá nhỏ. Cha mẹ nên giữ bình tĩnh, đưa bé đến bác sĩ thăm khám. Nếu là đau bụng sơ sinh bình thường thì có thể sử dụng các phương pháp điều trị tại nhà, nếu là đau bụng do bệnh lý thì phải đưa bé tới bệnh viện để điều trị theo kê đơn của bác sĩ.
Hanako
Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé
Xin quý đọc giả lưu ý
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.