Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai

Share this Post:
Sức khỏe - Dinh dưỡng

Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai

Nếu phải ngồi lâu, mẹ bầu nên kê một chiếc gối nhỏ phía sau để thoải mái hơn

1/ “Thủ phạm” gây đau xương sườn khi mang thai

Đau xương sườn khi mang thai không phải chuyện lạ, đặc biệt đau sườn phải. Trong khi nhiều mẹ chỉ cảm thấy hơi âm ỉ trong khi những mẹ bầu khác lại có cảm giác như dao đâm. Thủ phạm chính gây nên những cơn đau này là hormone relaxin, một loại hormone được sản sinh trong những tháng cuối thai kỳ. Dưới tác động của hormone này, dây chằng ở bụng và hông kéo dãn ra tạo không gian cho bé cưng phát triển và hỗ trợ mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.

Với sự giãn nở của tử cung, dây chằng trong lồng ngực cũng căng ra, và mẹ bầu có thể cảm thấy được áp lực của bé trên lồng ngực của mình. Thậm chí, do phổi bị chèn ép nên giảm thể tích, nhiều mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở hơn.

2/ Giảm đau khi bị đau xương sườn khi mang thai

Trong suốt thai kỳ của mình, mẹ bầu không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, nhất là khi chưa có sự cho phép của các bác sĩ. Nếu cơn đau quá khó chịu, mẹ bầu có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về panadaine forte hoặc panadeine. Tuy nhiên, những loại thuốc này sẽ gây táo bón, một triệu chứng cực kỳ khó chịu trong thai kỳ. Vì vậy, nếu có thể, mẹ bầu nên tránh uống thuốc. MarryBaby mách mẹ một vài cách có thể giúp mẹ làm dịu những cơn đau xương sườn.

Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai

Trị dứt điểm chứng đau cổ tay khi mang thai
60% mẹ bầu gặp phải tình trạng đau nhức cổ tay khi mang thai. Tuy nhiên, đa số các mẹ thường “chịu trận” hoặc cảm thấy hoang mang khi xuất hiện triệu chứng này mà không biết làm gì hơn. MarryBaby mách mẹ nguyên nhân và cách điều trị hiện tượng này nhé!

– Mặc quần áo thoải mái: Những bộ quần áo cũ, ôm sát cơ thể chỉ làm cơn đau của bạn thêm nghiêm trọng, vì chúng sẽ làm tăng áp lực lên xương sườn của mẹ. Bạn nên mua một vài bộ quần áo rộng rãi, thoải mái.

– Thay đổi tư thế: Khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước trong một thời gian dài, bạn đã vô tình đẩy bé vào vùng không gian nhỏ hơn. Việc này có tác động không tốt đến chứng đau sườn của bạn. Vì vậy, bạn nên cố gắng ngồi ngả ra sau bất cứ khi nào có thể. Một chiếc gối kê sau lưng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn hẳn.

– Bài tập thể dục: Đứng thẳng mặt đối diện với bức tường cách chân khoảng 40cm, đưa cánh tay lên trước mặt. Tiếp theo chống 2 tay vào tường và từ từ kéo chúng lên cao, qua đầu, càng cao càng tốt. Giữ nguyên tư thế cho đến khi bạn có thể quen và cảm thấy thoải mái. Động tác này kéo giãn xương sườn và cơ hoành trên tử cung giúp bạn dễ chịu hơn.

– Sử dụng gối ôm dành cho thai phụ sẽ giúp cải thiện những liên kết của cơ thể khi bạn nằm. Ngoài ra nó còn giảm áp lực cho xương sườn và xung quanh các mô khi nằm. Dùng gối để lót mình khi ngủ. Đặt gối dưới hông bạn chỗ của thai nhi sẽ giúp loại bỏ những căng thẳng từ cơ và xương và giảm đau xương sườn.

– Áo lót bụng là loại áo lót có băng dài hỗ trợ kéo dài vừa ở dưới bụng và nhẹ nhàng kéo bụng lên, giúp giảm căng cơ và giảm đau. Nó có thể làm giảm căng cơ bụng và giải phóng cơn đau sườn trước đó.

Trị dứt chứng đau xương sườn khi mang thai

Bài tập cực hiệu quả giúp giảm đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai làm bà bầu khó chịu mỗi khi di chuyển, ngồi hay đứng. Làm sao để trị tận gốc tình trạng này và ngăn nó “di căn” sau khi sinh?

3/ Kiểm soát cơn đau xương sườn trong thai kỳ

– Mặc áo ngực kích cỡ phù hợp để hỗ trợ và phân tán áp lực bởi bộ ngực nặng nề to lớn

– Thường xuyên tham gia các bài tập dành cho thai phụ, bài tập hít thở và yoga. Nó sẽ làm giảm đáng kể căng thẳng và cơn đau.

– Tư thế ngồi và ngủ cũng rất quan trọng. Cách tốt nhất là ngồi thẳng và dùng một cái gối nhỏ để kê lưng.

– Ngủ nằm nghiêng về bên nào bị đau sẽ làm giảm cơn đau bên đó.

– Thường xuyên đi bộ và không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu.

– Mát-xa nhẹ nhàng ở những vùng của cơn đau để làm thư giãn cơ.

– Đặt một túi đá vào chỗ đau và nâng cao tay trong suốt thời gian đó.

MarryBaby

Tổng hợp bởi:Mẹ & Bé

Posted by Khanh Elisa
Khanh Elisa Image
Xin lưu ý:
– Trang web này và thông tin được đăng tải không thể thay thế cho nhà tư vấn chuyên nghiệp với kiến thức chuyên môn.
– Cha mẹ tốt dotcom sử dụng nội dung được chứng nhận bởi Health On the Net Foundation (HON) và tuân thủ tiêu chuẩn HONcode về thông tin sức khỏe đáng tin cậy.
[comment][/comment]

Related Posts: